Những sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2023

Sao chổi, siêu trăng, nguyệt thực, nhật thực và những trận mưa sao băng ngoạn mục sẽ là điểm nhấn trên bầu trời vào năm nay.

Năm 2023 sẽ rất đáng mong đợi cho những người thích quan sát bầu trời với nhiều sự kiện thiên văn đáng chú ý.

Theo NASA, một sao chổi mới biết đến vào tháng 3/2022 sẽ lần lượt tiếp cận Mặt Trời và Trái đất ở khoảng cách gần nhất vào ngày 12/1 và 2/2 năm nay. Sao chổi có tên là C/2022 E3 (ZTF), được phát hiện bởi các nhà thiên văn học sử dụng công cụ khảo sát bầu trời trường rộng Zwicky Transient Facility tại Đài quan sát Palomar ở San Diego, California, Mỹ.


Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) chụp vào ngày 27/9/2022. (Ảnh: Hiệp hội Thiên văn Anh).

Thiên thể có thể nhìn thấy qua ống nhòm trên bầu trời vào buổi sáng trong hầu hết tháng 1 đối với những người ở Bắc bán cầu và vào đầu tháng 2 đối với những người ở Nam bán cầu.

Hầu hết các năm đều có 12 lần trăng tròn, mỗi lần một tháng, nhưng vào năm 2023 sẽ là 13 lần, trong đó có 2 lần diễn ra vào tháng 8 (ngày 1/8 và 30/8).

Lần trăng tròn thứ hai trong một tháng được gọi là trăng xanh, theo NASA . Thông thường, trăng tròn diễn ra sau mỗi 29 ngày, trong khi hầu hết các tháng dương lịch kéo dài 30 hoặc 31 ngày, vì vậy các tháng và tuần trăng không phải lúc nào cũng thẳng hàng. Điều này dẫn đến một trăng xanh cứ sau 2,5 năm.

Hai lần trăng tròn vào tháng 8 cũng có thể được coi là siêu trăng, theo Earth Sky. Các định nghĩa về siêu trăng có thể khác nhau, nhưng thuật ngữ này thường biểu thị trăng tròn sáng hơn và gần Trái đất hơn bình thường, do đó xuất hiện lớn hơn trên bầu trời đêm.

Một số nhà thiên văn học cho biết hiện tượng siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng nằm trong 90% cận điểm - điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo. Theo định nghĩa đó, trăng tròn tháng 7 (ngày 3/7) cũng sẽ được coi là một sự kiện siêu trăng.


Siêu trăng vào ngày 13/7/2022 nhìn từ tỉnh Loire-Atlantique, miền tây nước Pháp. (Ảnh: Reuters)

Sẽ có hai lần nhật thực và hai lần nguyệt thực vào năm 2023. Nhật thực toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 20/4, có thể chiêm ngưỡng từ Australia, Đông Nam Á và Nam Cực.

Cùng ngày hôm đó, những người quan sát bầu trời ở Indonesia, một phần của Australia và Papua New Guinea có thể nhìn thấy nhật thực lai, một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Theo NASA , độ cong của bề mặt Trái đất có thể khiến nhật thực dịch chuyển giữa toàn phần và hình khuyên khi bóng của Mặt trăng di chuyển trên toàn cầu.

Vào ngày 14/10, nhật thực hình khuyên quét qua Tây bán cầu và có thể nhìn thấy trên khắp Bắc, Trung và Nam Mỹ.

Giống như nhật thực toàn phần, Mặt trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái đất trong nhật thực hình khuyên, nhưng nó xảy ra khi Mặt trăng ở trên hoặc nằm gần điểm xa Trái đất nhất. Điều này làm cho Mặt trăng trông có vẻ nhỏ hơn Mặt Trời khi nhìn từ mặt đất, vì vậy nó không che khuất hoàn toàn ngôi sao mà tạo ra một vòng sáng xung quanh Mặt trăng.

Hãy nhớ đeo kính phù hợp để xem nhật thực một cách an toàn, vì ánh sáng mặt trời có thể gây hại cho mắt.


Nhật thực hình khuyên quan sát từ Tokyo, Nhật Bản vào ngày 21/5/2012. (Ảnh: IFL Science).

Nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi khi Mặt Trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng, và Mặt trăng đi vào bóng của Trái đất. Khi đó, Trái đất sẽ tạo ra hai kiểu bóng trên Mặt trăng trong kỳ nguyệt thực. Phần bóng mờ nhạt bên ngoài được gọi là vùng nửa tối, còn phần bóng hoàn toàn được gọi là vùng bóng tối.

Nguyệt thực đầu tiên trong năm 2023 là nguyệt thực nửa tối, diễn ra vào ngày 5/5 và có thể quan sát thấy từ châu Phi, châu Á và Australia. Hiện tượng này xảy ra khi Mặt trăng di chuyển qua vùng nửa tối của bóng Trái đất.

Nguyệt thực tiếp theo là nguyệt thực một phần vào ngày 28/10 và có thể chiêm ngưỡng từ châu Âu, châu Á, Australia, châu Phi, một phần của Bắc Mỹ và phần lớn Nam Mỹ. Hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái đất và Mặt trăng không hoàn toàn thẳng hàng, vì vậy chỉ một phần của Mặt trăng đi vào vùng bóng tối.

Năm mới bắt đầu với trận mưa sao băng Quadrantid, dự kiến đạt cực đại vào đêm mùng 3/1 và rạng sáng 4/1 đối với những người quan sát ở Bắc Mỹ, theo Hiệp hội Khí tượng Mỹ.

Quadrantid là sự kiện đầu tiên trong số 12 trận mưa sao băng trong năm 2023, danh sách còn lại bao gồm: Lyrid (22 - 23/4), Eta Aquariid (5 - 6/5), Nam Delta Aquariids (30 - 31/7), Alpha Capricornid: (30 - 31/7), Perseids (12 - 13/8), Orionid (20 - 21/10), Nam Taurid (4 - 5/11), Bắc Taurid (11 - 12/11), Leonid (17 - 18/11), Geminid (13 - 14/12), Ursid (21 - 22/12).

Để quan sát mưa sao băng tốt nhất, bạn nên đến những nơi không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng và tìm một khu vực thoáng đãng với tầm nhìn rộng ra bầu trời. Hãy cho mắt khoảng 20 đến 30 phút để thích nghi với bóng tối, bằng cách không cần nhìn vào màn hình điện thoại, khi đó các vệt sáng sẽ dễ phát hiện hơn.

Cập nhật: 03/01/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video