Những tác hại của nước dừa tươi khi sử dụng quá nhiều

Dù chứa lượng calo thấp, không chứa nhiều đường như nhiều đồ uống thể thao và nước ép trái cây nhưng nước dừa dễ uống nên chúng ta luôn muốn uống nhiều, khiến cơ thể phải nạp một lúc nhiều năng lượng.

Theo nghiên cứu, nước dừa chứa một lượng calo và chất béo không đáng kể, tuy nhiên rất giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như sắt, magie, kali, phốt pho, natri, canxi, clorua và axit lauric.


Dừa tươi. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN).

Là một loại thức uống thần kỳ và nếu sử dụng đúng cách, nước dừa được thừa nhận có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp bổ sung các chất dinh dưỡng dồi dào; hỗ trợ tăng cường năng lượng; giúp cải thiện làn da; cải thiện sức khỏe tim mạch; giúp hỗ trợ đẩy lùi các vấn đề về tiêu hóa; hỗ trợ giảm cân; ngăn ngừa bệnh sỏi thận; chống oxy hóa.

Tuy nhiên, nếu bạn vô tình uống quá nhiều nước dừa hoặc lạm dụng, loại nước ngon ngọt này cũng mang lại nhiều tác hại.

Tăng lượng đường trong máu

Nước dừa mặc dù không phải là loại đồ uống có đường nhưng vẫn chứa carbohydrate và calo. Vậy nên, những người bị bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa mỗi ngày vì có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn.

Tác hại với người thể hàn

Nước dừa làm mát cơ thể nhanh chóng nên không phù hợp với những người có tính hàn. Những người dễ bị lạnh uống nhiều nước dừa có thể khiến họ bị cảm thường xuyên và khó chịu, mệt mỏi.

Tăng lượng calo nạp vào cơ thể

Dù chứa lượng calo thấp, không chứa nhiều đường như nhiều đồ uống thể thao và nước ép trái cây nhưng nước dừa dễ uống nên chúng ta luôn muốn uống nhiều, khiến cơ thể phải nạp một lúc nhiều năng lượng.

Gây tiêu chảy

Nước dừa là một loại nước giải khát cung cấp nước và là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên. Loại nước này có thể giúp bù nước khi bị tiêu chảy.

Tuy nhiên, nước dừa có thể có tác dụng nhuận tràng ở một số người, đặc biệt là khi tiêu thụ với số lượng lớn. Bởi lúc này, bạn đã nạp quá nhiều kali cho cơ thể, dẫn tới dư thừa, gây tiêu chảy.

Đồng thời nước dừa có nhiều oligosaccharide có thể lên men, tạo thành những carbohydrate chuỗi ngắn hút nước vào ruột và gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy.


Nước dừa có thể có tác dụng nhuận tràng ở một số người nếu tiêu thụ lượng lớn. (Nguồn: bbc good food).

Có thể làm giảm huyết áp

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao, nước dừa có thể khiến huyết áp xuống quá thấp. Với những người mắc chứng huyết áp thấp, uống nước dừa quá mức cũng có thể gây nguy hiểm.

Để tránh những tác hại của nước dừa tươi, bạn cần nhớ không uống quá nhiều. Nếu bạn khỏe mạnh, mỗi ngày chỉ uống tối đa 1-2 quả dừa tươi và không nên uống trong một thời gian dài. Ngược lại, nếu bạn có tiền sử tiểu đường, huyết áp hoặc béo phì… nên tham khảo ý kiến bác sỹ để biết bao nhiêu nước dừa là phù hợp.

Gây dị ứng

Nước dừa được coi là an toàn với phần lớn mọi người. Thế nhưng, một số người có cơ địa nhạy cảm có thể phản ứng dị ứng sau khi uống quá nhiều nước dừa.

Có đặc tính lợi tiểu

Nước dừa có đặc tính lợi tiểu. Điều này có nghĩa là việc tiêu thụ quá nhiều có thể khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều. Mặc dù một lượng nhẹ nước dừa có đặc tính hydrat hóa, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể không tốt cho sức khỏe.

Có thể gây mất cân bằng điện giải

Nước dừa có hàm lượng kali cao, vì vậy có thể gây ra tử vong nếu tiêu thụ quá mức. Uống quá nhiều nước dừa có thể gây tăng lượng kali máu, làm cho cơ thể suy nhược, choáng váng và có thể khiến bạn bị bất tỉnh.


Nước dừa có thể gây ra tử vong nếu tiêu thụ quá mức. (Nguồn: bbc good food)

Ai không nên uống nước dừa?

Nếu bạn muốn uống nước dừa nhưng cơ thể lại đang có những vấn đề về sức khỏe sau, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

  • Người có mức độ kali trong máu cao: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao, do đó, không uống nước dừa nếu bạn có hàm lượng kali cao trong máu.
  • Người huyết áp thấp: Nước dừa có thể làm giảm huyết áp. Nếu bạn có vấn đề về huyết áp thấp hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Người mắc các vấn đề về thận: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Thông thường, thận sẽ giúp cơ thể bài tiết kali qua nước tiểu. Tuy nhiên, lượng kali tích tụ quá nhiều có thể làm áp lực lên thận và dẫn đến suy thận.
  • Người vừa phẫu thuật: Nước dừa có thể cản trở việc kiểm soát huyết áp trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy, bạn không nên sử dụng nước dừa trước và sau khi phẫu thuật.

15 lý do để uống nước dừa

Món "nước dừa" lạ lẫm chảy ra từ thân cây bạch dương, thức uống được ưa chuộng ở Phần Lan

Giải pháp mới bảo quản trái dừa tươi

Cập nhật: 14/12/2023 Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video