Một vài cơn ho nhẹ, một ít lần đau nửa đầu thoáng qua hay đôi lần các cơ trở nên không còn làm chủ được – đó là những triệu chứng nguy hiểm nhưng lại dễ bỏ qua nhất.
Theo thói quen chúng ta sẽ: “Chỉ cảm xoàng thôi mà”. Nhưng sự thật không phải vậy, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng đắn và tìm biện pháp phòng ngừa thích hợp hơn.
1. Ho kéo dài.
(Ảnh: berkeley) |
2. Chảy máu trực tràng. Nếu phân bạn có màu sẫm khác thường và hậu môn bị chảy máu, bạn nên xin cuộc hẹn với bác sĩ. Các trường hợp có thể từ nhẹ như chảy máu thành ruột cho đến nghiêm trọng là ung thư ruột kết.
3. Đau đầu dai dẳng nhưng không rõ lý do. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nên cho phép bản thân được đau đầu chút ít khi mà cuộc sống trở nên rất căng thẳng. Nhưng một khi bạn ngày càng phải dựa vào các viên thuốc giảm đau, an thần và công việc trở nên bê trễ, thì đã đến lúc bạn phải thay đổi thói quen rồi đấy. Có thể bạn nên đi kiểm tra lại thị lực để kịp thay cặp kiếng thích hợp hơn, hay thay đổi thói quen ăn uống và lối sống chẳng hạn.
4. Các vấn đề về thị lực. Chúng ta ai cũng biết theo thời gian, thị lực mỗi người sẽ trở nên kém đi, song nếu mắt bạn bỗng trở nên mờ hẳn đi hoặc nhìn vật méo mó khác thường thì bác sĩ chuyên khoa mắt và bác sĩ thần kinh học là những người bạn nên đến tham vấn càng sớm càng tốt.
5. Sốt bất thường. Nếu thân nhiệt bạn bỗng tăng giảm bất thường và liên tục hơn ba ngày mà không tìm thấy lý do chính đáng nào, bạn nên ghé ngay bất kỳ trung tâm y tế nào. Ngày nay tuy y học và đời sống tiến bộ rất nhiều, nhưng cũng đồng nghĩa với việc có thêm không ít siêu vi khuẩn lạ và nguy hiểm chưa từng biết. Do đó thân nhiệt bất thường của bạn không nằm ngoài khả năng nhiễm khuẩn mà không biết do các tiếp xúc bên ngoài.
6. Tiêu chảy kéo dài. Dù bạn bị ngộ độc hay nhiễm khuẩn nhưng tình trạng tiêu chảy kéo dài không phải là dấu hiệu tốt để chần chừ. Chúng sẽ làm bạn kiệt sức vì mất nước, hãy đến bác sĩ hay trung tâm y tế nào gần nhà nhất và càng sớm càng tốt.
7. Đau nhói ở ngực. Có thể là dấu hiệu của việc hệ tim mạch bạn đã có vấn đề. Nếu tình trạng tức ngực xảy ra đồng thời với các cơn đau ở tay trái, bạn đừng chần chờ thêm phút nào nữa trước khi đến trung tâm cấp cứu gần nhất có thể. Bạn đang có khả năng bị trụy tim rất cao!
8. Toát mồ hôi vào ban đêm. Chứng toát mồ hôi vào ban đêm không hề là triệu chứng đơn giản, bạn đang rất có thể đã nhiễm khuẩn lao, bệnh Aids hay Hodgkin (chứng ung thư khiến cho gan và lá lách bị phình to). Hãy làm một điều gì trước khi quá muộn.
9. Rối loạn kinh nguyệt. Chu kỳ nếu kéo dài hơn mười ngày hơặc không có là những dấu hiệu không nên bỏ qua. Khi bạn không có kinh, rất có thể bạn đã thụ thai nhưng cũng không loại trừ việc buồng trứng của bạn bị đã bị xơ hóa hoặc viêm u nang.
Trường hợp kinh nguyệt kéo dài bất thường là dấu hiệu cho thấy có nhiều thay đổi khác thường trong cơ thể bạn. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia về phụ khoa thay vì mua thuốc uống “đợi thời” như thói quen của đa số người Việt chúng ta.
10. Có các nốt ruồi “mới”. Hầu hết chúng ta đều có không ít thì nhiều những nốt ruồi nằm rải rác khắp cơ thể, nhưng nếu một trong số chúng bỗng xậm màu hơn và thay đổi về kích cỡ, đã đến lúc bạn nên ghé qua trung tâm da liễu nào đấy. Xác suất bị ung thư da không phải là hiếm đối với những dấu hiệu như vậy.
11. Cơ bắp đột nhiên yếu hẳn. Một ngày nào đó thức dậy và bạn bỗng thấy mình rất khó nhọc (và thậm chí không thể) điều khiển các cơ để thực hiện các động tác thường ngày như đi đứng, giữ thăng bằng, cầm nắm v.v... dù ngày hôm qua nó còn rất “ok” thì bạn nên đi kiểm tra ngay. Nó sẽ là dấu hiệu không chối được của căn bệnh Parkinson ghê gớm hoặc các bệnh về thần kinh khác.
12. Các triệu chứng khó thở đột ngột. Bệnh suyễn là điều bạn nên nghĩ ngay đến. Và cần nhớ rằng suyễn là một trong số những căn bệnh không thể chữa trị dứt hẳn mà trị là điều trị kéo dài suốt đời; hơn thế, ngày nay khí quyển càng nhiều chất thải độc hại. Đừng ỷ y là chỉ khó thở chút thôi vì cà vạt thắt quá chặt hay phòng đóng cửa kín quá, tốt nhất vẫn là kiểm tra và để ý kỹ các dấu hiệu.
13. Tiểu kéo dài. Một ngày tùy theo cơ thể và cách sinh hoạt khác nhau của mỗi người mà chúng ta sẽ có số lần tiểu tiện khác nhau. Song nếu hàng đêm bạn phải bỏ dở giấc ngủ nhiều lần để “trút bầu tâm sự” thì nên nghĩ đến các bệnh sau: bệnh lý về tuyến tiền liệt, tiểu đường dạng 2 hoặc nhiễm trùng bàng quang.
BÙI NGUYỄN QUÝ ANH