Các chuyên gia y tế Trung Quốc đã cho thấy ảnh chụp phổi của một bệnh nhân bị nhiễm coronavirus 2019 nCoV.
Hình ảnh công bố trên tạp chí Radiology thu được bằng cách chụp cắt lớp vi tính lá phổi của người phụ nữ 33 tuổi nhập viện ở thành phố Lan Châu (Trung Quốc) khi sốt với thân nhiệt 39°C và ho suốt 5 ngày.
Hình chụp CT hai lá phổi của một bệnh nhân nữ 33 tuổi ở Lan Châu, Trung Quốc. Trong hình A, có nhiều "đốm trắng" mờ như thủy tinh ở thùy phải và sau đỉnh thùy trái. Hình B là phổi chụp sau 3 ngày theo dõi bệnh nhân. Nó cho thấy những đốm trắng ngày càng lan rộng bên trong phổi người bệnh, "xâm chiếm" đỉnh sau thùy phải và sau đỉnh của thùy trái. (Ảnh: RSNA).
Trong bức ảnh đầu tiên có thể thấy vùng mờ như khói mà thuật ngữ X-quang gọi là "hiệu ứng kính mờ". Lần chụp thứ hai, vào ba ngày sau, đã thấy rằng khu vực bị tổn thương đang lan rộng.
"Dựa trên cơ sở đặc điểm dịch tễ học, các biểu hiện lâm sàng, ảnh chụp vùng ngực và dữ liệu phòng thí nghiệm, bác sĩ đã cho chẩn đoán bệnh viêm phổi cấp 2019-nСоV" - bài công bố cho biết.
Đây là hình ảnh chụp CT phổi của Tiger Ye, một bệnh nhân 21 tuổi tại Vũ Hán. Trong 3 tuần, Tiger miêu tả cuộc sống của mình như "chết đi sống lại" với những cơn ho đến nổ phổi, toàn thân đau nhức. May mắn, bệnh nhân này đã qua khỏi tình trạng nguy kịch và đã được xuất viện về nhà theo dõi tiếp từ ngày 12/2. (Ảnh: Bloomberg).
Hình ảnh CT phổi này là của một bệnh nhân 50 tuổi qua đời ngày 27/1 sau 2 tuần điều trị tại Trung Quốc. Tim bệnh nhân ngừng đập sau khi bị tổn thương phế nang. Trước đó, các bác sĩ tại Trung Quốc cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc gồm điều trị chống nhiễm trùng interferon alfa-2b, thuốc AIDS lopinavir - ritonavir và kháng sinh moxifloxacin để ngừa nhiễm trùng thứ cấp. Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định steroid methylprednisolone để điều trị tình trạng viêm phổi, khó thở và thiếu oxy trong máu. (Ảnh: The Lancet).
Hình CT chụp phổi của các bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc. Hình A: Bệnh nhân nam 56 tuổi, ngày thứ 3 sau khi khởi phát triệu chứng, phổi xuất hiện các đốm trắng từ vách liên sườn đến nội nhãn ở thùy dưới bên phải. Hình B: Bệnh nhân nữ 74 tuổi, ngày thứ 10 sau khi khởi phát triệu chứng: hai bên phổi dày đặc những đốm trắng chứng tỏ sự xâm chiếm và phá hủy nặng của virus corona tới các phế nang. Hình C: Nữ bệnh nhân 61 tuổi, ngày 20 sau khi khởi phát triệu chứng: phổi bị bao phủ bởi lớp trắng mờ đục dày, các phế nang bên trong đã bắt đầu biến đổi. Hình D: Nữ bệnh nhân 63 tuổi, ngày 17 sau khi khởi phát triệu chứng: hai bên phổi xuất hiện lớp đốm trắng dày trong phế quản ở cả thùy dưới lẫn thùy trên, đã có hiện tượng tràn dịch màng phổi. (Ảnh: The Lancet).
Đây là CT phổi của một bệnh nhân nam 77 tuổi (ở Trung Quốc) trong gần 3 tuần điều trị. Đáng tiếc, tình trạng của bệnh nhân nguy kịch, không qua khỏi do sức tàn phá mạnh của virus corona bên trong phổi. (A) - ngày thứ 5, sau khi khởi phát triệu chứng: các mảnh mờ đục bắt đầu loang lổ, ảnh hưởng đến nhu mô phổi hai bên, dưới màng cứng. (B) - ngày thứ 15, các đốm trắng hình lưỡi liềm đã chiếm lấy cả hai phổi, xuôi theo võng mạc phía sau và tập trung ở đáy. (C) - ngày 20, các tổn thương mở rộng ra hai bên phổi, đốm trắng gần như chiếm được cơ quan này và xuất hiện tình trạng tràn dịch màng phổi hai bên (mũi tên). 10 ngày sau lần quét này,bệnh nhân tử vong. (Ảnh: The Lancet).
Hồi cuối tháng 12, nhà chức trách Trung Quốc đã thông báo về đợt bùng phát bệnh viêm phổi cấp không rõ nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán rất đông dân (thuộc tỉnh Hồ Bắc). Các chuyên gia xác định sơ bộ rằng tác nhân gây bệnh là chủng virus corona mới - 2019-nCoV, lây từ người sang người. Các triệu chứng của bệnh gồm tăng thân nhiệt, ho, khó thở và sốt kéo dài.
- Phát hiện virus nCoV ở môi trường bên ngoài
- Từ 2 ca dương tính với virus corona ở Nhật: Bài học tránh hoảng loạn dành cho người Việt Nam
- Bên trong bệnh viện Hỏa Thần Sơn xây dựng thần tốc ở tâm dịch Vũ Hán
- Phát hiện ca thứ 8 mắc virus corona ở Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu gây sốc: Virus corona có thể lây qua đường tiêu hóa