Các nhà khoa học Canada tại Đại học Concordia ở Montreal đã phát hiện ra rằng nồng độ chất estrogen cao ở phụ nữ trong thời kỳ họ rụng trứng có thể có tác động trực tiếp tới các biểu hiện mất tập trung hay chậm chạp của họ.
Ảnh minh họa. ( Nguồn internet)
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Journal of Brain and Cognition số ra tháng Chín.
Trong một tuyên bố, các nhà khoa học nói rằng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự trở ngại này có thể do ảnh hưởng trực tiếp của hormone tới cấu trúc não trưởng thành.
"Mặc dù estrogen vẫn được biết tới có vai trò quan trọng trong việc học tập và trí nhớ, nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận rõ ràng về những tác động của nó", chủ nhiệm công trình nghiên cứu Wayne Brake phát biểu.
Các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm đối với chuột, họ cho những chú chuột tiếp xúc nhiều lần với một giai điệu. Sau khi những chú chuột này đã trở nên quen với giai điệu này và không chú ý đến nó nữa thì các nhà khoa học cho thêm một số tác nhân kích thích vào giai điệu. Kết quả cho thấy những chú chuột có nồng độ estrogen thấp nhanh chóng phát hiện thấy những điểm mới trong giai điệu, trong khi đó những chú chuột có nồng độ estrogen cao hơn thì mất nhiều thời gian hơn.
Estrogen kích thích sự phát triển và biệt hóa của các tế bào biểu mô ống dẫn sữa, quá trình phân bào của các tế bào biểu mô hình trụ và tổ chức liên kết, tăng cường tuần hoàn cục bộ tại tuyến vú với ảnh hưởng tương tự của histamin.
Số lượng estrogen receptor tại mô tuyến vú cao nhất trong giai đoạn phát triển đầu của nang trứng và thấp nhất sau khi trứng rụng.
Theo giả thuyết về quá trình chuyển testosterone thành estrogen diễn ra tại thần kinh trung ương, estrogen có khả năng kích thích tiết các gonadotropin (FSH, LH, Prolactin) qua đó tham gia quyết định các đặc điểm giới tính trong hoạt động của não bộ. Tốc độ và tỷ lệ chuyển testosterone thành estrogen tại não bộ thấp hơn tại các cơ quan khác.
Tuy vậy, estrogen được tổng hợp cục bộ được cho là có vai trò rất quan trọng. Estrogen có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh, phuc hồi sinap...
Tại các nơron vùng đồ thị, estrogen làm tăng mật độ N-methyl-D-aspartate receptor và tăng tính mẫn cảm của các tế bào thần kinh thông qua các receptor đó. Estrogen cũng có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh trong môi trường nuôi cấy nhân tạo, làm giảm nồng độ beta-amyloid peptide.