Núi băng khổng lồ tan vỡ

Do dạt vào những vùng nước ấm, núi băng khổng lồ tiến về phía Australia đã tách thành hàng trăm tảng nhỏ hơn.

B17B, tên khối băng, được phát hiện vào tuần trước sau khi một nhà khoa học Australia phân tích ảnh vệ tinh. Khi đó nó cách bờ biển phía tây nam Australia khoảng 1.700 km. Ngay sau đó Cơ quan Khí tượng Australia đã đưa ra cảnh báo nguy hiểm đối với các tàu. 

Ảnh vệ tinh cho thấy nhiều khối băng khổng lồ tách khỏi thềm băng Ross thuộc Nam Cực trong năm 2000. B17B là khối băng thứ tư tính từ bên phải. Ảnh: AP.


Theo AP, kể từ đó tới nay diện tích khối băng giảm từ 140 km vuông xuống 115 km vuông. Neal Young, người phát hiện khối băng, cho biết hiện tại chiều dài của nó khoảng vào 18 km, còn chiều rộng xấp xỉ 8 km. B17B đang vỡ thành vài trăm tảng nhỏ hơn, trong đó có nhiều tảng đạt chiều dài vài km. Chúng rải rác trên một khu vực rộng khoảng 1.000 km trên đại dương.

“Tôi tin nó sẽ tan hoàn toàn, nhưng không thể đoán được thời điểm chính xác”, Young nói.

B17B là một là một trong nhiều khối băng khổng lồ tách khỏi Nam Cực vào năm 2000 khi hai thềm băng lớn ở đây rạn nứt. Sự tách rời của các khối băng là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên trong quá trình phát triển của thềm băng. Theo AP, giới chuyên môn cho rằng B17B sẽ tiếp tục di chuyển về phía đông.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video