Nuôi lợn trên đệm lót - cách để bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi lợn đang là nỗi bức xúc đối với các cơ quan chức năng và cả người chăn nuôi. Để xử lý vấn đề này, Trung tâm thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót lên men tại huyện Đức Linh. Mô hình này bước đầu được người dân quan tâm thực hiện vì hiệu quả thiết thực của nó.

Ông Trương Văn Hòa, xã Đức Hạnh, Đức Linh, Bình Thuận, hộ đầu tiên thực hiện mô hình cho biết trước đây, với đàn lợn khoảng 100 con, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải. Nhiều biện pháp xử lý đã được thực hiện nhưng hiệu quả không như mong muốn. Từ khi sử dụng nền chuồng lợn là đệm lót lên men, mùi hôi không còn, tiết kiệm được nước do không phải rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn phân lợn. Đệm lót từ 1-2 ngày mới đảo một lần để vi sinh vật phân hủy phân và nước tiểu gia súc...

Với cách làm này, chi phí cho mỗi con lợn nuôi thịt giảm khoảng 400.000 đồng. Lứa lợn đầu tiên khi áp dụng mô hình khiến gia đình rất phấn khởi vì xử lý được vấn đề quan trọng nhất là chất thải và công quét dọn.


Chăn nuôi lợn

Làm đệm lót rất đơn giản, nguyên liệu là bột bắp, mùn cưa, trấu... thay cho ximăng. Người nuôi chỉ cần tưới nước cho nền ướt, tưới dịch men và rắc phấn cám trộn với men vi sinh, sau đó trộn cho đều, dùng nilon đậy lại; sau 2-3 ngày, lấy tấm nylon ra và xới lên, để 1 giờ sau thì thả lợn vào nuôi.

Với diện tích chuồng nuôi khoảng 20m2, chi phí làm đệm lót khoảng 3 triệu đồng.

Đệm lót có thời gian sử dụng khoảng 4 năm cho nhiều lứa lợn. Sau giai đoạn nuôi, đệm lót trở thành phân bón cho cây trồng.

Cách làm này còn giúp giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ men vi sinh.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận cho biết chăn nuôi lợn trên đệm lót là giải pháp hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho chăn nuôi do tận dụng được một lượng lớn phế phẩm nông nghiệp như mùn cưa, vỏ trấu, thân cây bắp...

Đây là lần đầu tiên ngành chăn nuôi Bình Thuận áp dụng một phương pháp mới. Cách làm này đơn giản, chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại cao, đặc biệt là giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Thời gian tới, trung tâm sẽ hỗ trợ để nhân rộng mô hình này cho đông đảo người chăn nuôi trong tỉnh thực hiện.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video