Ô nhiễm không khí khiến thế giới tổn thất 17 tỉ năm tuổi thọ

Ô nhiễm không khí khiến người dân trên toàn thế giới tổn thọ trung bình 2,2 năm – đó là kết quả từ nghiên cứu mới của Viện Chính sách Năng lượng thuộc Đại học Chicago.

Chỉ số chất lượng cuộc sống về không khí (AQLI) được EPIC công bố ngày 1/9 cho thấy gánh nặng từ chất lượng không khí độc hại là không đồng đều trên toàn cầu. Trung Quốc đã có bước tiến nhanh, đạt thành tựu nổi bật về nâng cao chất lượng không khí. Trong khi đó các điểm nóng toàn cầu hiện nay đang tập trung ở Nam Á và khu vực Tiểu Sahara châu Phi.


Thủ đô New Delhi của Ấn Độ là thành phố ô nhiễm không khí hàng đầu thế giới. (Ảnh: Bloomberg)

AQLI đi sâu vào tiêu chí các hạt nhỏ li ti trong khí phát thải (bụi mịn) và ảnh hưởng của nó với sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu. Loại bụi mịn nguy hiểm và độc hại nhất là PM2.5, do kích cỡ siêu nhỏ của nó. Bụi này chủ yếu phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng khác và có hại cho sức khỏe.

Theo Giám đốc EPIC director Michael Greenstone, khi xét trên tổng dân số toàn thế giới, ô nhiễm không khí đang đánh cắp đi 17 tỉ năm tuổi thọ. Cũng theo báo cáo này, ở nhiều khu vực, ô nhiễm không khí đã trở thành nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng hơn so với bệnh lao, HIV/AIDS hay nạn hút thuốc lá.

Tính riêng từng nước, Trung Quốc tuy vẫn là nguồn gây ô nhiễm lớn, nhưng đã có đóng góp quan trọng trong cắt giảm khí thải. Nếu đạt tới mức chất lượng không khí theo tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra, người dân Trung Quốc sẽ có tuổi thọ tăng thêm 2,6 tuổi. Tính tổng cộng, ô nhiễm bụi mịn ở Trung Quốc giảm 29% kể từ năm 2013, giúp tăng thêm 1,5 tuổi thọ trung bình mỗi người dân.

Điểm nóng nhất về ô nhiễm chất lượng không khí là Nam Á, nhất là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Nepal. Hơn 480 triệu người dân sinh sống tại những vùng rộng lớn ở miền Trung, Đông và Bắc Ấn Độ, trong đó có thủ đô New Delhi đang hít thở bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề. Nếu chất lượng không khí đạt mức tiêu chuẩn của WHO, tuổi thọ của người dân Ấn Độ sẽ tăng thêm 5,9 tuổi.

Khu vực Tiểu Sahara châu Phi cũng là một điểm nóng về ô nhiễm không khí.  Tại Ghana, nếu ô nhiễm không khí được kiểm soát tốt, tuổi thọ của người dân sẽ tăng thêm 2,6 năm, ngang bằng với Trung Quốc.

Cập nhật: 04/09/2021 Theo Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video