Phân tử tác động lên đồng hồ sinh học của con người

Các nhà khoa học thuộc Đại học California ở San Diego (Mỹ) đã phát hiện một loại phân tử mang tên “longdaysin” có tác động mạnh chưa từng thấy lên đồng hồ sinh học của con người.

>>> Thay đổi đồng hồ sinh học có thể gây mất trí nhớ


Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)

Đây chính là tiền đề giúp họ phát triển một loại thuốc có tác dụng giảm chứng mệt mỏi và mất ngủ do sự chênh lệch múi giờ gây ra, điều mà những hành khách phải di chuyển liên tục bằng máy bay khó tránh khỏi.

Theo nghiên cứu, loại phân tử này có khả năng làm chậm lại đáng kể đồng hồ sinh học của con người. Rất có thể, nó sẽ mở đường cho một loạt các phương pháp điều trị mới về chứng rối loạn giấc ngủ trầm trọng, hoặc nhanh chóng thiết lập lại đồng hồ sinh học chuẩn cho những hành khách phải thường xuyên di chuyển qua nhiều múi giờ.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, họ đã tìm ra một hợp chất mới có khả năng kéo dài đồng hồ sinh học của ấu trùng cá bơn sọc lên đến hơn 10 giờ đồng hồ. Hợp chất này được phát hiện khi họ sử dụng một robot nghiên cứu di truyền để kiểm tra hơn 120.000 hợp chất phân tử.

Theo các nhà khoa học, hợp chất này giúp cơ thể con người có thể bắt kịp với những thay đổi do chênh lệch múi giờ gây ra, hoặc đơn giản hơn là thiết lập một chu kỳ ngày-đêm bình thường đối với những người làm việc theo ca.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video