Phát hiện chim cánh cụt trắng đầu tiên ở Galapagos

Chim cánh cụt mang đột biến gene hiếm gặp khiến những phần lông vốn sẫm màu ở đầu, lưng và cánh chuyển thành trắng.


Chim cánh cụt với màu lông khác thường trên đảo Isabela. (Ảnh: AFP).

Hướng dẫn viên du lịch phát hiện chim cánh cụt trắng tại Isabela, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Galapagos, Havana Times hôm 27/11 đưa tin. Đây nhiều khả năng là cánh cụt Galapagos (Spheniscus mendiculus), loài vật đặc hữu của quần đảo này. Không giống với các đồng loại có lông đầu, lưng và cánh màu đen, nó sở hữu màu lông sáng độc đáo.

Các chuyên gia cho rằng có thể chim cánh cụt trắng mang một dạng đột biến gene hiếm gặp gọi là leucism (bạch thể). Leucism gây thiếu sắc tố, khiến phần lông thường màu sẫm trở nên sáng hơn. Khác với bạch tạng, động vật bị ảnh hưởng bởi leucism vẫn có màu mắt bình thường.

Quần đảo Galapagos được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1979. Cá mập, thằn lằn, tôm hùm và chim sẻ mắc leucism từng xuất hiện trên quần đảo Galapagos. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các chuyên gia tìm thấy chim cánh cụt trắng ở khu vực này.

Quần đảo Galapagos là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật không xuất hiện ở bất cứ đâu khác trên thế giới, bao gồm chim cánh cụt Galapagos. Chúng thường chỉ cao 50cm, nặng 2,5kg và là một trong những loài cánh cụt nhỏ nhất thế giới. Chúng cũng là loài cánh cụt duy nhất sống ở phía bắc đường xích đạo.

Cập nhật: 30/11/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video