Phát hiện dấu vết loài bò sát cổ đại chưa từng được biết đến

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra dấu chân hóa thạch có từ cách đây khoảng 247 đến 248 triệu năm tại dãy núi Pyreness, Tây Ban Nha, mà họ cho là của một loài bò sát chưa từng biết đến trước đây.


Loài bò sát mới Prorotodactylus mesaxonichnus.

Trong một tuyên bố, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tổng hợp Barcelona và Viện nghiên cứu Cổ sinh vật học Catalan cho biết dấu chân hóa thạch được tìm thấy cùng với một loạt dấu vết hóa thạch của tổ tiên các loài cá sấu và khủng long, thuộc nhóm Archosauromorpha vốn thống trị khu vực sông Pyrenees cổ đại.

Các nhà khoa học đã đặt tên loài bò sát mới này là Prorotodactylus mesaxonichnus. Họ cho rằng loài bò sát này có hình dáng giống cá sấu nhưng chân to hơn và thân dài khoảng 1,5m.

Theo các nhà nghiên cứu, những dấu chân hóa thạch mà họ tìm thấy tại dãy núi Pyreness thuộc các động vật cổ đại di chuyển bằng cả bốn chi và thường để lại dấu vết đuôi của chúng. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tìm kiếm các mẫu xương hóa thạch của những động vật này.

Theo giả thuyết của các nhà khoa học, khoảng 252 triệu năm trước đây, một cuộc Đại tuyệt chủng tàn khốc đã hủy diệt sự sống trên Trái Đất, khiến 90% các loài sinh vật biến mất mãi mãi.

Cập nhật: 22/04/2017 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video