Tái tạo hộp sọ loài bò sát 300 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học đã tái tạo một hóa thạch khác thường khai quật ở một mỏ than của Cộng hòa Czech thành hộp sọ của loài được coi là tổ tiên của loài bò sát.


A. Cernansky/Đại học Comenius Bratislava

Việc tái cấu trúc hoàn chỉnh các mảnh xương nhỏ, vốn được thu nhặt ở lưu vực Nýřany, đã cho ra kết quả là hộp sọ của loài Gephyrostegus bohemicus.

Đây là loài thằn lằn nhỏ sống cách đây 308 triệu năm, có thể coi là mẫu vật đầu tiên của loài bò sát. Các phân tích khoa học trên mẫu vật này có thể mang đến những giải thích về nguồn gốc của sinh vật có màng.

Nghiên cứu trên do các chuyên gia từ đại học Comenius ở Bratislava (Slovakia) cùng nhóm các nhà khoa học thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên nước Anh và đại học Lincoln (Anh quốc) thực hiện.

Mục tiêu của họ là cung cấp các phân tích về mối quan hệ của động vật bốn chân (tetrapod) thời xa xưa kết hợp với những quan sát mới của họ về Gephyrostegus.

Những phân tích này sử dụng các đặc điểm xương trên mẫu của nhóm tetrapod thời kỳ đầu để xác định những tính năng, đặc điểm có thể giống với Gephyrostegus.

Tờ Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Marcello Ruta từ đại học Lincoln, một trong những đồng tác giả nghiên cứu và tạo bản vẽ phác họa hộp sọ, cho biết Gephyrostegus luôn là con vật "rất khó nắm bắt". Một số nhà nghiên cứu từ lâu tin rằng loài bò sát này có thể liên quan đến động vật có màng chân.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video