Phát hiện hai loài khủng long to gần bằng cá voi xanh ở Trung Quốc

Các nhà khoa hoc đã xác nhận việc phát hiện ra hai loài khủng long khổng lồ ở phía Tây Bắc Trung Quốc bằng các hóa thạch của loài này.

Theo đó, một số hóa thạch đã được phát hiện tại Trung Quốc những năm gần đây. Trong đó có khu vực Tân Cương và lưu vực Turpan-Hami. Các hóa thạch bao gồm một số loài pterosaurs (bò sát bay), trứng và phôi được bảo quản. Các mảnh hóa thạch của đốt cột sống mà những nhà khoa học tìm thấy được xác định là của 3 loài khủng long bí ẩn thời xa xưa.


Hình minh họa của một nghệ sĩ về hai loài khủng long Silutitan sinensis (trái) và Hamititan xinjiangensis (phải).

Nghiên cứu chuyên sâu, các nhà nghiên cứu khẳng định 2 trong số 3 mẫu vật là từ những loài chưa từng được biết đến trước đây. Những loài này được đặt tên là Silutitan sinensis và Hamititan xinjiangensis (dựa theo tên “Con đường tơ lụa” và dấu hiệu về khu vực mà hóa thạch được tìm thấy). Các nhà khoa học đều kết hợp từ "titan" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "khổng lồ" để ám chỉ đến kích thước to lớn của chúng.

Mẫu vật Silutitan ước tính dài hơn 20m. Mẫu vật Hamititan dài 17m. Điều này minh chứng cho việc những con khủng long lớn gần bằng cá voi xanh, loài có chiều dài từ 23-30m. Kích thước của mỗi loài được cho là phụ thuộc vào nơi chúng sinh sống.

Theo các thông tin được công bố, các mảnh hóa thạch có niên đại từ đầu Kỷ Phấn Trắng (khoảng 120 – 130 triệu năm trước). Cả 2 loài mới đều thuộc họ sauropod, một nhóm khủng long ăn thực vật được biết đến với chiếc cổ dài đặc trưng. Đồng thời, đây từng là những động vật trên cạn lớn nhất trên trái đất từng tồn tại. “Các phát hiện này đã làm tăng sự đa dạng của hệ động vật cũng như thông tin về động vật chân sau của Trung Quốc", nghiên cứu cho biết.

Một loài thứ 3 mà các nhà nghiên cứu tìm ra không phải là loài mới. Mà có thể là loài sauropod somphospondylan, một nhóm khủng long sống từ cuối kỷ Jura đến cuối kỷ Phấn Trắng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một số khám phá ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, làm sáng tỏ hơn về sự đa dạng của các loài chân sau ở Đông Á. Mặc dù vậy, vẫn còn tranh cãi về mối quan hệ giữa các loài và phân loại đơn vị của chúng.

Trung Quốc đang trải qua thời kỳ hoàng kim của cổ sinh vật học, với những khám phá hóa thạch thú vị nằm rải rác trên khắp đất nước. Đầu năm nay, một hóa thạch khủng long được tìm thấy khi đang ngồi trên ổ trứng có phôi hóa thạch ở Đông Nam Trung Quốc. Trong khi đó, một loài mới khác được phát hiện ở Đông Bắc Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái.

Cập nhật: 14/08/2021 Theo Báo Văn Hóa
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video