Phát hiện hang động chứa đựng một khu rừng nguyên sinh

Hang động mới được phát hiện tại Trung Quốc, thể tích lên đến 5 triệu mét khối, được coi là ốc đảo thiên đường.

Về địa chất, Karst là một khối núi đá vôi được nước bào mòn thành những hốc lớn và tạo thành vực sâu hoặc hẻm núi.


 Một hố sụt karst ở huyện Xuan'en, không phải là hố sụt mới được phát hiện. (Ảnh: Song Wen/Xinhua).

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra một vực đá vôi khổng lồ mới ở quận Leye, miền nam Trung Quốc. Điều đặc biệt là bên trong đó là một khu rừng nguyên sinh được bảo tồn tốt, với những loài cây cao tới 40 mét.

Hố sụt khổng lồ này được xác định là ở khu tự trị Quảng Tây (thuộc huyện Leye), miền Nam Trung Quốc. Trong khu vực này, khoảng 30 vực sâu đã được phát hiện.

Theo Viện Nghiên cứu Hang động và Karst Quốc gia Mỹ (NCKRI), miền Nam Trung Quốc có địa hình karst là nơi sinh sản của những hố sụt ngoạn mục.

Những cảnh quan karstic này chủ yếu được hình thành do nước có tính axit phản ứng với bề mặt của các khe nứt trong đá vôi hoặc đá trầm tích, bị ăn mòn dẫn đến các khe nứt ngày càng mở rộng theo thời gian và tạo những vực sâu, hang động khổng lồ.

Những hố sụt này được tìm thấy chủ yếu ở Trung Quốc, Mexico và Papua New Guinea, các hố sụt lớn được biết đến với tên tiếng Trung là Tiankeng (hố thiên đường).

Bí ẩn nằm dưới lòng đất này đã được nhóm nhà khoa học khám phá hang động ở Trung Quốc tìm ra hồi tháng 5 năm ngoái tại Công viên địa chất toàn cầu Leye Fengshan. Nơi đây thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, phía Tây Nam Trung Quốc.

"Do sự khác biệt cục bộ về địa chất, khí hậu và các yếu tố khác, địa hình karst xuất hiện trên bề mặt có thể khác biệt đáng kể. Vì vậy, ở Trung Quốc, xuất hiện nhiều núi đá vôi ngoạn mục với những hố sụt và hang động khổng lồ", giám đốc NCKRI cho biết.

Ở những nơi khác trên thế giới, các hố sụt là rất nhỏ, khó để phát hiện, đường kính chỉ một hoặc 2 mét.


 Hiện tại, 30 hố sụt mới đã được xác định ở miền nam Trung Quốc. Nằm trong những khu rừng ẩm ướt, chúng rất khó tiếp cận và là nơi có hệ sinh thái được bảo tồn (Ảnh: Ma Lie).

Hố sụt mới được phát hiện được coi là một ốc đảo của sự sống, có chiều dài 306 mét, rộng 150 mét và sâu 192 mét, nó thể tích lên đến hơn 5 triệu mét khối.

Theo Zhang Shuanhou, kỹ sư cấp cao tại Viện Điều tra Địa chất Thiểm Tây, hố sụt được coi là lớn nếu đường kính của nó từ 300 đến 500 mét, và siêu lớn nếu đường kính của nó trên 500 mét.

Bên trong hố sụt lớn mới này, các nhà thám hiểm phát hiện ra ba lối vào hang với nhiều loài cây bóng mát dày đặc cao tới vai, và những cây cổ thụ cao gần 40 mét.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hố sụt khổng lồ thường do nước ngầm hòa tan nền đá vôi phổ biến tại khu vực này.

Tuy nhiên, khu rừng độc đáo được tìm thấy ở phía dưới thật khác thường. Cây cối có thể phát triển nhờ lỗ hổng của cái hố, cho phép đủ ánh sáng lọt vào trong.

Trang web của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) miêu tả công viên Leye Fengshan nổi tiếng với các khối trầm tích, phần lớn là các khối đá cacbonat dày đến 3.000 mét tồn tại cách đây trên 400 triệu năm. Nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất của các hang động và cây cầu tự nhiên dài nhất thế giới.

Các hang động và vực thẳm này có thể tạo ra một hệ sinh thái hay là một đường dẫn đến các tầng chứa nước dưới lòng đất. Chúng sẽ tạo thành nguồn nước chính hoặc duy nhất cho 700 triệu người trên thế giới.

Cập nhật: 23/08/2023 Dân Trí/Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video