Phát hiện hóa thạch 93 triệu năm của cá mập có "cánh"

Các nhà khoa học phát hiện cá mập có cánh cổ đại chuyên ăn sinh vật phù du trước khi cá đuối khổng lồ xuất hiện, theo nghiên cứu hôm 18/5 trên tạp chí Science.

Cá mập Aquilolamna milarcae sống cách đây 93 triệu năm được tìm thấy ở phía đông bắc Mexico. Mẫu vật dài 1,65 m và có sải vây 1,9 m. Giống cá đuối hiện đại, loài cá mập có biệt danh "cá mập đại bàng" này sở hữu vây ngực cực dài giống như đôi cánh.


Phục dựng cá mập có cánh Aquilolamna milarcae. (Ảnh: Oscar Sanisidro).

Nhóm tác giả nghiên cứu cho biết A. milarcae có thể bơi rất chậm và nhiều khả năng không thể săn mồi. "Cá mập A. milarcae không thích nghi hoàn toàn với việc bơi nhanh và đuổi theo con mồi", Roman Vullo, trưởng nhóm chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp và Đại học Rennes cho biết.

Kết hợp với phần đầu to và không tìm thấy răng trên bộ xương, các nhà nghiên cứu suy đoán răng của A. milarcae rất nhỏ hoặc không có. Chúng giống loài ăn sinh vật phù du hơn là động vật ăn thịt.

Cá mập đại bàng là loài cá ăn sinh vật phù du thứ hai được phát hiện từ thế cuối cùng khi khủng long vẫn tồn tại trên Trái đất. Chúng dần bị thay thế bởi cá đuối manta và cá đuối quỷ, phát triển lúc bắt đầu kỷ Đệ Tam. Mẫu vật trong nghiên cứu được khai quật năm 2012 ở vùng Vallecillo của Mexico.

Cập nhật: 19/03/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video