Phát hiện hóa thạch bọ ba thùy khổng lồ ở Australia

Hóa thạch trên hòn đảo Kangaroo tiết lộ loài bọ ba thùy lớn nhất từng sinh sống ở Australia với chiều dài lên tới 30cm.


Hình ảnh phục dựng loài Redlichia rex. (Ảnh: Đại học Adelaide).

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy hóa thạch của một loài bọ ba thùy khổng lồ chưa từng được biết tới trên đảo Kangaroo, phía nam Australia. Sinh vật thời tiền sử, sinh sống cách đây khoảng 500 triệu năm, được xác định là loài bọ ba thùy lớn nhất từng được tìm thấy ở Australia.

Loài bọ mới được đặt tên là Redlichia rex. Chúng dài tới 30cm và sở hữu những chiếc chân đầy gai, dùng để xé thức ăn (có thể là những loài bọ ba thùy nhỏ hơn). Các mẫu vật hóa thạch được khai quật trong một phiến đá ở vịnh Emu với chân và râu gần như nguyên vẹn.

Một số mẫu vật có lớp vỏ cứng bị nghiền nát. Đây là bằng chứng cho thấy loài Redlichia rex dù có kích thước đáng kinh ngạc nhưng vẫn là con mồi của những sinh vật to lớn và mạnh mẽ hơn, như Anomalocaris, động vật ăn thịt cổ xưa giống tôm, có thể dài tới hai mét.

Bọ ba thùy là một trong những nhóm động vật phát triển mạnh nhất trong lịch sử tiến hóa. Trước khi tuyệt chủng, chúng hiện diện ở khắp các đại dương trong suốt 270 triệu năm. Do có bộ xương ngoài cứng và dễ hóa thạch, nhiều mẫu vật bọ ba thùy vẫn còn được lưu giữ tới ngày nay.

Cập nhật: 19/06/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video