Phát hiện hóa thạch loài tôm kỳ lạ có mai và 50 cái chân

Giới khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của loài tôm kỳ lạ 508 triệu năm tuổi, chúng được coi là động vật chân đốt cổ xưa nhất trên thế giới.

Động vật chân đốt là nhóm động vật không xương sống, trong đó có: Nhện, côn trùng và tôm. Nhiều loài khác như: Ruồi, kiến và rết có thêm chi để tóm và cắn xé thức ăn.

Nhưng đến nay giới khoa học vẫn chưa rõ khả năng độc đáo này đã tiến hóa thế nào.


Hình mô phỏng con tôm 50 chân.

Các nhà nghiên cứu hiện tại cho rằng chi phụ thêm phát triển từ cuối thời kỷ Cambri được biết đến là thời kỳ bùng nổ đa dạng sinh học kéo dài cách đây từ khoảng 543 triệu năm đến 490 triệu năm trước.

Năm 2012, họ đã phát hiện ra 21 mẫu hóa thạch đầu tiên trong đá trầm tích tại Công viên Quốc gia Kootenay, British Columbia, Canada.

Hóa thạch con tôm 50 chân được phát hiện có tên khoa học gọi là Tokummia Katalepsis dài 10cm trong lạch Tokumm chạy dọc phía bắc công viên xuyên qua hẻm núi Marble.


Hóa thạch con tôm 50 chân.

Giống như các động vật Cambri khác, con Tokummia Katalepsis trông quá kỳ dị so với tôm ngày nay. Chúng có tới 50 cái chân như mái chèo để bơi và di chuyển dưới biển nhiệt đới.

Hơn nữa, cặp càng của nó được coi là khỏe nhất trong đám động vật chân đốt Cambri. Chính hai cái càng này giúp chúng bắt và cắn xé con mồi thân mềm 1 cách dễ dàng.

Ngoài ra, con tôm kỳ dị còn có vỏ cứng như mai, gồm 2 mảnh và 2 con mắt bé xíu hướng ra ngoài như ăng ten. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất là con Tokummia Katalepsis có răng cưa.

Nhóm động vật có thêm chi là nhóm động vật chân đốt đa dạng và đông đảo nhất hành tinh. Trong đó có những động vật nhiều chân (như con rết và họ hàng của chúng), động vật giáp xác (như tôm và đỉa)... và côn trùng.


Hẻm núi Marble.

Trước tiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng những sinh vật vỏ 2 mảnh là tổ tiên đầu tiên của động vật chân đốt. Nhưng những phép phân tích mới cho thấy loài Tokummia Katalepsis không giống như họ hàng động vật chân đốt, chúng tiến hóa sau cùng, sau khi chelicerata (nhện và ve) tách ra thành chi họ riêng.

Thêm vào đó, phép phân tích giải phẫu Tokummia Katalepsis cho thấy những đặc điểm khác làm nên chi phụ thêm. Ví dụ như, hơn 50 chân đốt là phần phụ thêm quan trọng để nó phát triển đốt phụ và kết cấu xung quanh chi chính, gọi là "khớp háng" và tự mọc ra chi phụ.

Việc phát hiện ra động vật chân đốt có chi phụ thêm rất quan trọng để hiểu về quá trình tiến hóa của động vật nhiều chân, động vật giáp xác và côn trùng. Hy vọng những nhà nghiên cứu khác cũng sẽ được thấy những sinh vật chân đốt cổ xưa như mẫu hóa thạch 508 triệu năm tuổi.

Cập nhật: 05/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video