Phát hiện hóa thạch loài sóc có răng kiếm cổ đại

  •  
  • 1.938

Một nghiên cứu mới cho biết hộp sọ hóa thạch và răng nanh của một loài động vật có vú, gần giống chuột chù đã được tìm thấy ở Argentina.

Theo tạp chí National Geographic, loài động vật mới - được đặt tên là Cronopio dentiacutus - có mõm hẹp và dài, răng nanh dài khoảng 8 đến 9 inch (20-23cm). Chúng có thể sử dụng hàm răng nhọn để săn bắt và ăn côn trùng.

Các chuyên gia cho biết hộp sọ của loài động vật có vú lâu đời thứ hai này được tìm thấy từ Nam Mỹ, tồn tại khi khủng long vẫn còn lang thang trên Trái Đất, cung cấp cho các nhà khoa học một số cái nhìn mới về lịch sử của động vật có vú trước đây.

Chiếc hộp sọ hoàn chỉnh của loài thú răng kiếm này được phát hiện vào năm 2002, gần một ngôi làng ở miền bắc Argentina. Tuy nhiên, hộp sọ này hầu như ẩn sâu trong đá, và hình dạng của nó vẫn là một bí ẩn.

Vào năm 2005, các nhà khoa học đã gửi hộp sọ này cho một kỹ thuật viên để loại bỏ các mẩu đá ra khỏi hóa thạch. Sau ba năm, mẫu hóa thạch cuối cùng đã hé lộ về một sinh vật có răng kiếm giống như con sóc.

“Khi bộ phim Ice Age công chiếu, chúng tôi nghĩ nhân vật con sóc Scrat trong bộ phim này trông thật buồn cười, nhưng sau đó chúng tôi đã tìm thấy một sinh vật rất giống nó,” Trưởng nhóm nghiên cứu Guillermo Rougier, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Louisville ở Kentucky, cho biết.

Động vật này trông khá kỳ lạ, với cái mõm dài và răng nanh, và điều này cho thấy rằng chúng ta biết rất ít về nó.

Cả động vật có vú và loài khủng long đều xuất hiện gần cuối kỷ Triat, khoảng 220 triệu năm trước.

Khi loài khủng long biến mất cách đây khoảng 65 triệu năm, động vật có vú phát triển rất mạnh. Nhưng hóa thạch động vật có vú cổ xưa rất hiếm khi được tìm thấy, chủ yếu là do kích thước nhỏ của chúng.

“Sử dụng tay và đầu gối, hoặc đi thẳng trên mặt đất, bò từ bên này sang bên kia, là cách làm thế nào để bạn tìm thấy hóa thạch động vật có vú nhỏ”, ông Rougier nói: "Không phải rất quyến rũ sao. Về cơ bản, bạn sẽ cuộn trong bụi bẩn cả ngày".

Phát hiện mới này sẽ giúp các nhà cổ sinh vật học hiểu thêm về một chi của động vật có vú sinh sống cách đây hàng triệu năm.

Theo National Geographic, Vietnam+
  • 1.938