Các nhà khảo cổ sinh học đến từ Đại học Harvard (Mỹ) vừa phát hiện một hóa thạch sinh vật có gai khoảng 700 triệu năm tuổi tại biên giới Alaska - Canada - thông tin đăng tải trên tờ The Journal Geology ngày 8 - 6 cho biết.
Hình ảnh sinh vật có gai qua máy quét vi điện tử.
Theo các chuyên gia, sinh vật có gai này thuộc loài sinh vật có chi Characodictyon sống vào thời điểm quả cầu tuyết Trái đất xuất hiện, cách đây 717 – 812 triệu năm. Thời điểm này, các sinh vật đơn bào phát triển mạnh và sau đó có thể bị "nhấn chìm" dưới lớp băng giá.
Tác giả Cohen và Macdonald cùng các đống sự tại Đại học California, Mỹ (UCLA) đã chụp lại hình ảnh 3D của hóa thạch này. Những hình ảnh hiện rõ loài sinh vật có cấu trúc theo từng mảng như một chiếc đĩa, mỗi mảng rộng 20 micro- bằng 1/5 đường kính sợ tóc. Nó xếp theo hình tổ ong, có nhiều màu sắc và đều có gai nhô ra.
Hình ảnh 3D của sinh vật có gai.
Theo phân tích, các gai bao quanh cơ thể giúp sinh vật tiêu hóa và giải phóng chất thải, cũng như có tác dụng như một "áo giáp” bảo vệ cơ thể. Loài sinh vật có gai này sống nổi trên mặt nước và không lặn được sâu. Đây là một trong những loài động vật ăn tạp sớm nhất có tác động tích cực trong quá trình phát triển sinh vật đơn bào.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu và hi vọng sẽ phát hiện thêm nhiều loài sinh vật cổ khác chứng minh cho sự phát triển của thế giới sinh vật cổ.