Phát hiện loài cá bống “bơi” ngược thác nước

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học vừa công bố loài cá bống Sicyopterus stimpsoni có khả năng “bơi” ngược những thác nước ở quần đảo Hawaii, Mỹ để lên phía thượng nguồn - nơi chúng thực hiện giao phối và duy trì nòi giống.

>>> Phát hiện cá bống giúp san hô chống lại tảo độc


Cá bống Sicyopterus stimpsoni

Nghiên cứu trên vừa được đăng ngày 4/1 trên tạp chí khoa học trực tuyến PLOS ONE. Cá bống Sicyopterus stimpsoni có kích thước cơ thể tương đương một ngón tay. “Họ hàng” của nó được tìm thấy ở các hòn đảo vùng Caribean.

Nhà sinh vật học Richard Blob làm việc tại ĐH Clemson (Mỹ) cho biết cá có thể bơi ngược những thác nước dựng đứng khoảng 100m nhờ sự phát triển đặc biệt của 2 giác hút trên cơ thể.

Giác hút thứ nhất là miệng được sử dụng để ăn các loại tảo bám trên đá. Còn giác hút thứ hai được phát triển từ vây hậu môn - có chức năng dùng để bám chặt vào vách đá. Cơ thể nó chuyển động nhịp nhàng và nhích lên phía trước như một con sâu bướm. Quá trình nó “bơi” ngược lên đến phía trên thác nước diễn ra trong khoảng 2 ngày.

“Đây là một trường hợp tiến hóa khác thường được nhìn thấy ở loài cá bống Sicyopterus stimpsoni”, ông Richard Blob nói với tạp chí Live Science (Mỹ)

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video