Phát hiện loài ếch huỳnh quang đầu tiên trên thế giới

Một cách rất tình cờ, các nhà khoa học Brazil và Argentina đã phát hiện ra loài ếch huỳnh quang đầu tiên trên thế giới.

Phát hiện này xảy ra tại Argentina khi một nhóm nhà khoa học nghiên cứu cơ chế chuyển hóa sắc tố ở các loài ếch thông thường ở Nam Mỹ. Nhưng thật bất ngờ, họ đã phát hiện ra đây là loài ếch huỳnh quang đầu tiên trên thế giới.


Da ếch huỳnh quang dưới tia cực tím - (Ảnh: AFP).

Dưới ánh sáng thông thường, da loài ếch này có màu vàng nâu điểm đốm đỏ nhưng khi được chiếu các tia cực tím vào người, loài ếch này có màu xanh lục.

Nhà khoa học Julian Faivovich nói với AFP: "Chúng tôi rất hào hứng. Phát hiện này khiến chúng tôi chưng hửng. Phát hiện làm thay đổi căn bản những hiểu biết về huỳnh quang trong môi trường động vật trên cạn, tạo tiền đề phát hiện ra những chất huỳnh quang mới có thể ứng dụng trong khoa học và công nghệ. Đồng thời phát hiện cũng đặt ra những câu hỏi mới về giao tiếp thị giác của các loài lưỡng cư".

Maria Lagorio, chuyên gia về huỳnh quang và hoạt động độc lập với nhóm nhà khoa học nói trên, cho biết hiện tượng huỳnh quang khá phổ biến đối với các sinh vật biển hoặc côn trùng "nhưng chưa bao giờ được tìm thấy ở loài lưỡng cư".

Cập nhật: 23/03/2017 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video