Phát hiện loài nhện khổng lồ có nọc độc sống thọ hàng chục năm

Các chuyên gia phát hiện loài nhện giống tarantula mới có nọc độc, có thể sống thọ hàng chục năm tuổi ở vườn thú Florida, Mỹ.

Loài nhện "ma quái" mới được đặt tên là nhện cửa sập Pine Rockland, lần đầu phát hiện trong khuôn viên vườn thú Miami năm 2012. Tuy nhiên danh tính về loài sinh vật này vẫn còn là một ẩn số sau hơn hai năm phát hiện lần đầu, cho đến khi ghi hình được mẫu vật thứ hai.


Nhện cửa sập Pine Rockland là loài săn mồi phục kích.

Giờ đây, sau gần một thập kỷ, người ta xác nhận loài nhện này chưa từng có mô tả cụ thể nào.

Giám đốc vườn thú Frank Ridgley cho biết: "Đối với tôi, loài nhện mới giống như loài tarantula nhỏ màu đen bóng. Chúng cũng là kẻ săn mồi phục kích. Thông thường, chúng sẽ tự xây dựng một mạng lưới dưới nền cát mềm và cửa hé mở. Chúng dành cả cuộc đời trong một cái hang, chờ đợi con mồi đi qua cửa bẫy rồi sau đó lao ra khỏi hang ổ ngụy trang và tóm lấy con mồi".

Tiến sĩ Rebecca Godwin của Đại học Piedmont ở Georgia, Mỹ là người đã xác định nhện cửa sập Pine Rockland là một loài mới. Ông tin rằng cá thể nhện cái có tuổi thọ lên đến 20 năm. Tuy nhiên, con đực có tuổi thọ ngắn. Nhện đực rời khỏi hang sau khoảng 7 năm trưởng thành và chết ngay sau đó.

Tiến sĩ Rebecca Godwin cho biết: "Cá thể mà nhân viên vườn thú bắt gặp mới đây là giống đực. Chúng có một cái vỏ xù xì ở nửa trước và phần bụng màu xám bạc với một mảng màu sáng ở trên. Tôi thấy chúng khá đẹp".

Giữa con cái và con đực cũng có sự khác biệt về kích thước. Trong khi con đực khi duỗi chân ra có kích thước xấp xỉ đồng xu 1 Euro, con cái lớn hơn khoảng 2-3 lần.


Vẻ ngoài kinh dị của loài nhện khủng có nọc độc đáng sợ.

Về phần nọc độc của loài nhện mới, ông Frank Ridgley chia sẻ rằng với con người vết cắn của nhện có tác dụng tương đương vết ong đốt, nhưng khá nguy hiểm với các loài động vật không xương sống kích thước nhỏ là con mồi của chúng.

Frank Ridgley nói: "Những con nhện như thế này thường dựa vào kích thước và sức mạnh của chúng để tấn công hạ gục con mồi. Nọc độc sẽ hoạt động làm phân hủy, hóa lỏng bên trong con mồi".

Đối thủ trong tự nhiên của loài nhện này là chim săn mồi hoặc ong bắp cày. Mối nguy hiểm lớn nhất của loài này đang phải đối mặt là mất môi trường sống.

Tiến sĩ Ridgley nói rằng ông "vừa vui mừng vừa lo lắng về khám phá này". Là một nhà khoa học, ai lại không muốn tham gia vào việc khám phá những loài mới. Đó giống như giấc mơ trở thành hiện thực.

Cập nhật: 06/05/2021 Theo infonet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video