Phát hiện loài thú cổ thỏ vằn tại Khu bảo tồn Sao La

Ngày 12/6, ông Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc Khu bảo tồn Sao La (TT-Huế) cho biết, trong những đợt tuần tra giám sát đa dạng sinh học vừa qua, cán bộ khu bảo tồn đã bất ngờ phát hiện 1 cá thể thỏ vằn (tên khoa học là Nesolagus Timminsi) tại tiểu khu rừng 405 - Khu bảo tồn Sao La.

Theo TS Đặng Tất Thế, phòng Hệ thống học phân tử và di truyền bảo tồn, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, thỏ là loài nổi tiếng về khả năng sinh sản nhanh, chúng đạt đến tuổi trưởng thành sớm và đẻ thường xuyên. Thế nhưng, chưa rõ vì sao loài thỏ vằn này lại ngược lại, chỉ có quần thể rất nhỏ, nhỏ về mặt số lượng, nhỏ về mặt phân bố và đẩy loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng mà chưa có sự lý giải thỏa đáng.


Thỏ vằn được phát hiện tại Khu bảo tồn Sao La.

“Việc thiếu các đề tài nghiên cứu chi tiết, cụ thể không chỉ đối với loài này mà còn nhiều loài quý hiếm khác là vấn đề báo động trong công tác bảo tồn loài hiện nay”, TS Thế cho biết thêm.

Được biết, thỏ vằn là một trong hai loài thỏ duy nhất có sọc, là loài đặc hữu chỉ có ở Lào và Việt Nam. Đây là loài thú cổ còn sót lại. Việc phát hiện mới loài thỏ vằn tại khu vực rừng thuộc Khu bảo tồn Sao La là một bất ngờ và thú vị lớn, tuy nhiên đây là cũng là vấn đề cần lưu tâm và đặt ra cho những làm công tác bảo tồn nơi đây.

Cũng trong một lần tuần tra mới đây tại tiểu khu rừng 347, thuộc Khu bảo tồn Sao La, một cá thể chà vá chân nâu (tên khoa học là Pygathrix nemaeus), nặng khoảng 7 - 8kg cũng được cán bộ khu bảo tồn giải thoát khỏi vòng vây dây bẫy của những người thợ săn.


Cán bộ khu Bảo tồn Sao La giải cứu thành công một cá thể chà vá chân nâu bị mắc bẫy.

Ông Lê Ngọc Tuấn cho biết thêm, trước đó, trong một lần trên đường đi đặt bẫy ảnh tại những cánh rừng già tiểu khu rừng 353 - Khu bảo tồn Sao La, các nhân viên khu bảo tồn phát hiện một chú mang đỏ đang nằm nghỉ bên dòng suối mát. Sau khi hồi hộp tiến sát đến khoảng cách chừng 1m để ghi lại hình ảnh, thì chú mang mới phát hiện ra có sự hiện diện bóng dáng của con người và hốt hoảng bỏ chạy.


Mang đỏ được phát hiện tại khu bảo tồn Sao La.

Khu bảo tồn Sao La nằm trong hành lang đa dạng sinh học của vùng trung Trường Sơn, nơi có tính đa dạng sinh học cao còn sót lại. Đây là môi trường sống quan trọng của một số loài đặc hữu như sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, gà lôi lam mào trắng, voọc chân xám, trĩ sao...

Theo Nongnghiep
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video