Phát hiện phân tử giúp trích xuất tế bào gốc phục vụ chữa trị ung thư máu

Các nhà nghiên cứu tại Úc đã phát hiện ra một phân tử hóa học cho phép xác định, dẫn dắt và thu thập tế bào gốc từ máu của người hiến tặng để chữa trị cho bệnh nhân ung thư. Từ đây, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể phát triển thành một kỹ thuật điều trị mới, đơn giản hơn và nhanh hơn thay cho giải pháp cấy ghép tủy truyền thống.


Phân tử giúp trích xuất tế bào gốc từ người hiến tặng.

Đối với ung thư bạch cầu, liệu pháp hóa trị cũng làm suy giảm tủy xương - một chất nằm trong các hốc xương và chịu trách nhiệm sản xuất tế bào máu. Việc trích xuất tế bào tủy xương khỏe mạnh từ người hiến tặng và cấy ghép vào một bệnh nhân có thể giúp phục hồi khả năng tái tạo tế bào máu nhưng điều này không hề đơn giản.

Giải pháp lấy tế bào gốc từ máu thay vì tủy xương là một trong những phương pháp mang lại tỉ lệ thành công cao hơn bởi chúng dễ được thu thập với số lượng nhiều hơn. Kỹ thuật này sẽ cần đến các tác nhân "huy động", cụ thể là những phân tử hóa học dẫn đường cho tế bào gốc từ tủy xương đi vào dòng máu để có thể thu thập sau đó. Mặc dù vậy, phương pháp này chỉ có thể thực hiện khi sử dụng phối hợp với một tác nhân sinh trưởng - một chất có thể kích thích sự phát triển và sinh trưởng của tế bào.

Tuy nhiên các nhà khoa học đến từ Tổ chức nghiên cứu sức khỏe cộng đồng của Úc ( CSIRO) và Viện y học phục hồi của Úc (ARMI) đã phát hiện ra một phân tử mới có thể thực hiện vai trò dẫn dắt tế bào gốc mà không cần đến tác nhân sinh trưởng. Họ đã trình diễn kỹ thuật nói trên bằng cách kết hợp chất phản ứng BOP (Benzotriazol-1-yloxy) tris (dimethylamino) phosphonium hexafluorophosphate) với một chất huy động có tên AMD3100 hay Plerifaxor hiện đang được dùng phổ biến trong điều trị ung thư. Kết quả là những tế bào gốc đã "lộ nguyên hình" trong máu chỉ trong vòng 1 giờ với chỉ 1 liều BOP + AMD3100.

Tiến sĩ Susie Nilsson tại CSIRO cho biết: "Phương pháp chưa trị hiện tại đòi hỏi người hiến tặng phải cần được tiêm các tác nhân sinh trưởng trong nhiều ngày trước khi bắt đầu thủ tục lấy tế bào gốc. Phương pháp mới sẽ không cần đến các tác nhân này nữa, đồng nghĩa với việc rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục từ vài ngày xuống còn chỉ 1 giờ."

Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, các nhà nghiên cứu vẫn chưa phát hiện ra dấu hiệu tác dụng phụ và một khi được cấy ghép, các tế bào gốc cho thấy chúng đã hỗ trợ phục hồi hệ thống tủy xương. Họ cho biết nghiên cứu này sẽ mở đường cho một kỹ thuật thu thập tế bào gốc hiệu quả hơn và giảm thiểu áp lực đối với người hiến tặng cũng như bệnh nhân. Bước tiếp theo, họ sẽ tìm cách kết hợp phân tử BOP với các tác nhân sinh trưởng trong giai đoạn 1 của quá trình thử nghiệm trên người, sau đó họ mới chính thức dùng kết hợp BOP và AMD3100.

Cập nhật: 21/03/2016 Tinhte.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video