Phát hiện phù điêu cổ niên đại 2.700 năm ở Iraq

Một công nhân người Iraq đã phát hiện một bức phù điêu cổ của người Assyria chưa từng được biết đến bao giờ trong quá trình khai quật tại cổng Mashki, một trong những cánh cổng đồ sộ dẫn đến thành phố cổ Nineveh của người Assyria, ngày nay là vùng ngoại ô thành phố Mosul, Iraq.

Các nhà khoa học dự đoán bức phù điêu độc đáo này có niên đại khoảng 2.700 năm. Phát hiện này do nhóm các nhà khoa học Mỹ và Iraq phối hợp thực hiện, trong khi khôi phục lại cổng Mashki vốn đã bị ISIS phá hủy vào năm 2016.

Iraq vốn là quê hương của nhiều thành phố cổ nhất thế giới và các nền văn minh sớm nhất, trong đó có Babylon, Sumer và Assyria. Vào khoảng năm 700 trước Công nguyên, vua Assyria Sennacherib đã đưa Nineveh thành thủ đô và xây dựng cổng Mashki, với ý nghĩa là “Cánh cổng của Chúa”, để canh giữ lối ra vào thành.


Một phần của những bức phù điêu được phát hiện. (Ảnh: CNN/AFP/Getty Images).


Công trường khôi phục cổng Mashki. (Ảnh: CNN/AFP/Getty Images)

Nhưng cánh cổng này đã trở thành một trong rất nhiều di sản “nạn nhân” của xung đột quân sự kéo dài và các hành vi phá hoại văn hóa trong khu vực. Cổng được xây dựng lại vào thập niên 1970, nhưng sau đó lại bị binh lính ISIS dùng xe ủi đổ khi chiếm đóng Iraq. Trong suốt thời gian Iraq bị chiếm đóng, nhà khảo cổ Michael Danti của Đại học Pennsylvania đã dẫn đầu một dự án để bảo vệ và bảo tồn những di sản văn hóa ở Iraq. Ông chia sẻ: “Cổng Mashki là một trong những địa điểm mà tôi từng báo cáo khi ISIS phá hủy nó”.

Khi chương trình Ổn định di sản Iraq do Michael Danti bắt đầu khởi động xây dựng lại cổng Mashki, họ đã phát hiện ra những bức chạm khắc đá mà Michael Danti mô tả là “hiếm có, không thể tưởng tượng được”.

Bị vùi sâu bên dưới đống đổ nát của cổng Mashki là bảy bức phù điêu bằng đá chạm khắc trang trí công phu, với hình ảnh mô tả những người lính Assyria bắn tên cùng với các loại cây cọ, lựu và sung - tất cả đều thuộc về cung điện của Sennacherib.


Những bức phù điêu với nét chạm khắc còn gần như nguyên vẹn. (Ảnh: CNN/AFP/Getty Images)

“Chúng tôi đều không thể nói nên lời khi đó. Giống như một giấc mơ vậy. Không ai có thể đoán trước được là chúng tôi sẽ tìm thấy một di vật Sennacherib ở khu vực cổng Mashki” – nhà khảo cổ Michael Danti nói.

Mặc dù trước đó, vào khoảng từ giữa thập niên 1960 đến 1970, các nhà khoa học từng khai quật khu vực này, nhưng họ cũng chưa từng phát hiện ra. “Những di vật này còn lại bởi chúng bị chôn vùi”, ông nói.

Phát hiện mới này đã mở ra những cơ hội mới cho việc nghiên cứu. Hiện nay các nhà khảo cổ đã quay trở lại thành phố Mosul để tiếp tục khai quật sâu hơn để tìm kiếm thêm những di vật về lịch sử của đế chế Neo-Assyria.

Trước đây, những di vật được phát hiện như thế này sẽ bị đưa ra nước ngoài, như Bảo tàng Anh hoặc Bảo tàng Metropolitan ở New York (Mỹ), nhưng những bức phù điêu này sẽ vẫn được giữ lại ở Iraq. “Tiếp cận di sản văn hóa là quyền của con người, và các nhóm như ISIS muốn cắt đứt những liên kết đó mãi mãi như một phần của chiến dịch tẩy rửa văn hóa và diệt chủng của họ”, nhà khảo cổ Michael Danti phát biểu. Ông cũng cho biết, các bức phù điêu Faida tạo thành một khu phức hợp hoành tráng. Hoàng gia Assyria đã thực hiện một chương trình điêu khắc nhằm kỷ niệm sự ra đời của hệ thống thủy lực mang lại những mùa màng tốt tươi cho vùng nông thôn xung quanh.

Một số hình chạm khắc ban đầu được nhà khảo cổ học người Anh Julian Reade phát hiện vào năm 1973, và vẫn chưa được khám phá hoàn toàn cho đến tận ngày nay.

Cập nhật: 29/10/2022 Nhân Dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video