Phát hiện thức ăn "kinh dị" của xác ướp Ai Cập

Miếng thịt cũng được "ướp" như ướp xác để mang đi làm thức ăn sau cái chết của các Pharaoh và quý tộc.

Ai Cập là quốc gia nổi tiếng và hấp dẫn với điều huyền bí xoay quanh những kim tự tháp và xác ướp cổ đại. Mới đây, nhà sinh địa hóa học Richard Evershed từ ĐH Bristol (Anh) đã khám phá ra bí mật đằng sau những “miếng thịt ướp” bằng nhũ hương được chôn cùng thi hài của các vị Pharaoh và quý tộc. Người Ai Cập cổ đại tin rằng đây là nguồn thức ăn cho vị vua đã băng hà khi sang thế giới bên kia.


Miếng thịt "ướp" theo kiểu ướp xác tìm thấy ở mộ của quý tộc Tjuiu

Các lát thịt này được sớm tìm thấy ở nhiều khu mộ Ai Cập cổ, có niên đại ít nhất từ năm 3300 trước Công nguyên, và phong tục này được lưu truyền tới tận thế kỉ thứ IV sau Công nguyên. Vị pharaoh nổi tiếng Tutankhamun cũng được chôn cất cùng với 48 lát thịt bò và gia cầm. Tuy nhiên, tới tận ngày nay giới khoa học mới tìm hiểu về những miếng thịt ướp này.

Richard Eveshed cùng đồng nghiệp bị thôi thúc về cách người cổ đại chuẩn bị và ướp chúng, liệu có gì khác biệt so với phương pháp ướp xác người và thú nuôi thời đó hay không. Họ đã tiến hành nghiên cứu trên 4 mẫu vật thu được từ viện bảo tàng Cairo và Anh. Miếng thịt có niên đại lâu nhất trong khoảng năm 1386 đến 1349 trước Công nguyên, thuộc lăng mộ của Tjuiu - một nữ quý tộc Ai Cập cổ đại và quan đại thần Yuya.


Ảnh chụp X-quang của miếng thịt ướp

Mẫu vật thứ hai là miếng thị bê có từ khoảng giai đoạn năm 1064 đến 948 trước Công nguyên, được tìm thấy trong ngôi mộ của Isetemkheb D, em gái và là vợ của một linh mục uy quyền ở thành Têbê. Hai mẫu khác gồm thịt vịt và thịt dê, từ ngôi mộ của Henutmehyt - một nữ tu sĩ Têbê, qua đời khoảng năm 1290 trước Công nguyên.

Sau khi tiến hành một phân tích hóa học trên dây băng quanh miếng thịt ướp hoặc từ chính phần thịt ở cả bốn mẫu, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng một lớp chất béo động vật đã được tráng trên bề mặt các dây băng quanh miếng thịt bê và dê. Đặc biệt, đối với miếng thịt dê, chất béo này không thấm vào thịt, chứng tỏ nó đã được bôi phía ngoài như một chất bảo quản chứ không phải để thẩm thấu như dầu mỡ.


Xác ướp của cặp đôi quyền lực Tjuiu – Yuya

Tuy nhiên, điều thú vị nhất nằm ở miếng thịt bò ướp. Họ tìm thấy một dưỡng chất cao cấp xa xỉ thời Ai Cập cổ đại phức tạp làm từ dầu mỡ và nhựa cây Pistacia, một loại cây bụi sa mạc.

Nó được sử dụng như hương trầm và vec-ni trên các quan tài chất lượng cao, nhưng nó không được sử dụng để ướp xác con người trong ít nhất 600 năm từ sau cái chết của Tjuiu và Yuya - cặp đôi quyền lực trong xã hội Ai Cập cổ, đồng thời là mẹ vợ của vua Amenhotep III. Với vị thế là mẫu thân của hoàng hậu, họ được chôn cất với trong ngôi mộ trang hoàng nhất, cùng với loại hương liệu quý trên.

Theo PLXH
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video