Phát hiện về hóa thạch thằn lằn 52 triệu năm hé lộ "bí ẩn sốc"

Một phát hiện mới nhất về loài thằn lằn cổ đại đã được công bố bởi nhóm nghiên cứu người Trung Quốc đang gây chú ý 'mạnh' tới giới khoa học trên thế giới.

Được biết, phát hiện này dựa trên quá trình nghiên cứu hóa thạch của một chi cơ bản mới của họ "thằn lằn khổng lồ họ Li" được tìm thấy ở Hồ Bắc, Trung Quốc, khoảng 56-52 triệu năm trước. Nhóm này tin rằng, "thằn lằn khổng lồ họ Li" bổ sung cho chuỗi bằng chứng của thuyết nguồn gốc thằn lằn Châu Á.


Mẫu hóa thạch của thằn lằn họ Li.

Công bố này cũng được nêu rõ trong bài báo xuất bản trong số mới nhất của tạp chí học thuật quốc tế The Royal Society, với các tác giả là Đổng Lệ Bình (Dong LiPing), Vương Nguyên Thanh (Wang YuanQing), Triệu Kì (Zhao Qi), Vương Nguyên (Wang Yuan) – đều là những nhà nghiên cứu tại Viện cổ sinh vật có xương sống và cổ sinh vật học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cùng các đối tác của họ ở Anh và Thụy Sĩ.

Tác giả Đổng Lệ Bình trong bài phỏng vấn với Thông tấn xã Trung Quốc cùng ngày cho biết, hiện chi thằn lằn khổng lồ có tổng cộng hơn 80 loài, phân bố ở Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Thằn lằn khổng lồ có nhiều loại kích thước khác nhau, đa dạng về hình thái và sinh thái: từ loài Dampier Peninsula dài hai hoặc ba cm ở Tây Úc, cho đến loài thằn lằn lớn nhất còn sống hiện nay là rồng Komodo dài 3 mét, hay loài thằn thằn cổ đại đã tuyệt chủng ở Australia dài tới 5 mét. Một trong số chúng có thể leo cây rất giỏi, một số bơi lội giỏi và khẩu phần ăn của chúng cũng rất đa dạng. Côn trùng, ếch nhái, trứng chim, động vật có vú lớn và nhỏ, thậm chí cả cua và quả mọng đều có thể trở thành thức ăn của chúng. Ngoài ra, trong số các loài thằn lằn sống ở hiện tại, thằn lằn Borneo (loại thằn lằn tìm thấy trên đảo Borneo ở Malaysia), được cho là họ hàng gần nhất với thằn lằn khổng lồ, chúng có thói quen sống ẩn dật, điều này làm tăng thêm vẻ bí ẩn cho chi thằn lằn khổng lồ.


Cô Đổng Lệ Bình giới thiệu mẫu hóa thạch của thằn lằn khổng lồ họ Li.

Bà chỉ ra rằng họ thằn lằn khổng lồ có nguồn gốc từ thằn lằn cổ đại phân bố ở Âu-Á trong kỷ Phấn trắng muộn (khoảng 100 triệu đến 66 triệu năm trước), chẳng hạn như sa mạc Gobi ở nội địa châu Á, nơi sản sinh ra nhiều loại hóa thạch thằn lằn khổng lồ được bảo quản tốt. Tuy nhiên, xoay quanh nguồn gốc của thằn lằn khổng lồ vẫn còn rất nhiều tranh cãi, có một số giả thuyết khác nhau về nguồn gốc thằn lằn từ châu Á, châu Phi hay từ siêu lục địa nam bán cầu Gondwanan.

Do ghi chép hóa thạch chính xác của chi thằn lằn khổng lồ hiện nay xuất phát từ thời kỳ Negene sơ khai (khoảng 20 triệu năm trước), bởi vậy thời kỳ Paleogen (khoảng 66 triệu năm trước đến 23 triệu năm trước) được coi là giai đoạn tiến hóa của thằn lằn cổ đại. Tuy nhiên, các vật liệu hóa thạch của thằn lằn khổng lồ kỷ Paleogen chủ yếu được lưu giữ trong các thân đốt sống rải rác, chỉ có một hóa vật duy nhất được bảo quản tốt nhất là những bộ xương của thằn lằn Saniwa ensidens. Tuy nhiên chúng lại nằm ở Bắc Mỹ, nơi không có loài thằn lằn khổng lồ nào hiện nay được phân bố, điều đó khiến cho nguồn gốc của loài thằn lằn khổng lồ càng khó hiểu hơn.

Năm 2008, một nhóm nghiên cứu thực địa động vật có vú do nhà nghiên cứu Vương Nguyên Thanh của Viện cổ sinh vật có xương sống thuộc Viện Khoa học Trung Quốc dẫn đầu đã phát hiện ra một bộ xương thằn lằn hóa thạch trong địa tầng của lưu vực Lí Quan Kiều (Liguanqiao – thời cổ mang tên Thuận Dương), tỉnh Hồ Bắc. Sau khi tu sửa tỉ mỉ, sử dụng máy móc có độ chính xác cao và tiến hành chụp cắt lớp (CT), cùng những nghiên cứu so sánh có hệ thống, người ta tin rằng nó đại diện cho một chi mới của họ thằn lằn khổng lồ cổ đại. Nó được đặt tên là "thằn lằn khổng lồ họ Li", dựa trên mối quan hệ với thằn lằn cổ đại và tên của cố giáo sư Lý Truyền Quỳ (Li ChuanKui), một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng, để tưởng nhớ đến nhiều công trình nghiên cứu khoa học quan trọng mà ông đã thực hiện ở Lưu vực Liguanqiao.

Cô Đổng Lệ Bình cho biết, thằn lằn khổng lồ họ Li dài khoảng 1m, là loài có kích thước trung bình trong số các loài thằn lằn khổng lồ. Nó có nhiều đặc điểm điển hình của thằn lằn cổ đại, bao gồm lỗ mũi rút ra ngoài, mõm dài ra và răng giả phía trước hốc mắt, xương lá mía mọc hình que, xương hàm có khớp liên đỉnh linh hoạt, và thân đốt sống có sự co bóp rõ rệt của tiền sụn. Đồng thời, cũng có những điểm khác biệt rõ ràng giữa thằn lằn khổng lồ họ Li và thằn lằn khổng lồ cổ đại, chẳng hạn như ống khứu giác dưới xương trán không đóng, mép sau của quỹ đạo được đóng bởi xương ách và xương quỹ đạo sau, có hai hàng răng nhỏ trên vòm miệng, các lỗ ở trên sườn vai cũng ít hơn, v.v.


So sánh giữa hộp sọ của hóa thạch thằn lằn họ Li (bên phải) và hộp sọ của thằn lằn khổng lồ hiện tại.

Điểm đặc biệt nhất của thằn lằn khổng lồ họ Li là chi trước và chi sau của nó (gần phần giữa, không bao gồm bàn tay và bàn chân) có chiều dài tương tự nhau, điều này khác với tất cả các loài thằn lằn khổng lồ khác. Ở thằn lằn cổ đại, chi sau dài hơn đáng kể so với chi trước. Chiều dài chi trước và chi sau gần như bằng nhau cũng hiếm gặp ở tất cả các loài có vảy, cho thấy thằn lằn khổng lồ họ Li có thể có sự di chuyển đặc biệt, ít nhất là khác với kiểu của thằn lằn Saniwa đương thời. Phân tích mô học xương cho thấy các đặc điểm mô học xương của thằn lằn khổng lồ họ Li tương tự như của kỳ nhông – một loại thằn lằn cổ Tuatara.

Điều này được hiểu rằng trong nghiên cứu này, dựa trên so sánh hình thái học và phân tích phát sinh loài, nhóm nghiên cứu hợp tác cũng đã khám phá sự tiến hóa của một số đặc điểm liên quan đến chức năng kiếm ăn ở thằn lằn khổng lồ cổ đại: từ vành sau hốc mắt, xương dưới trán đóng, ống khứu giác mở...

Các nghiên cứu chức năng trước đây trên thằn lằn ở sông Nile và thằn lằn trong rừng Taiga có kích thước cơ thể và thói quen sinh thái tương tự đã chỉ ra rằng độ mở của vành sau khoang mắt và độ mở của ống khứu giác có thể là hai đặc điểm bổ sung trong chức năng cơ học.

Trong quá trình tiến hóa của thằn lằn khổng lồ, việc mở vành sau khoang mắt đã cải thiện hiệu quả nuôi dưỡng của hộp sọ, và ống khứu giác dưới xương trán được đóng lại để bù đắp căng thẳng gia tăng do việc mở vành sau khoang mắt. Sự biến mất của hàm răng cho thấy lưỡi của thằn lằn khổng lồ đã phát triển từ chuyển động phụ trợ trong hoạt động nuốt thức ăn trong khoang miêng chuyển sang chức năng cảm nhận các thành phần hóa học trong không khí. Tuy nhiên, những hóa thạch của các loài thằn lằn như loài họ Li cho thấy quá trình tiến hóa này có thể phức tạp hơn.

Cập nhật: 04/03/2022 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video