Phát hiện về mối liên hệ giữa khoai tây và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nghiên cứu mới phát hiện cách thức chế biến khoai tây có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2, chứ không phải do chính bản thân loại củ này.

Theo một nghiên cứu mới vừa được đăng tải trên tạp chí Diabetes Care của Hiệp hội Bệnh tiểu đường của Mỹ (ADA), cách thức chế biến khoai tây có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2, chứ không phải do chính bản thân loại củ này.

Nghiên cứu mới khác biệt so với một nghiên cứu trước đây từng nhận định bệnh tiểu đường có mối liên hệ với tổng lượng khoai tây "nạp" vào cơ thể.


Khoai tây chiên. (Ảnh: Getty Images).

Qua khảo sát 54.000 người từ 50-64 tuổi, nhóm các khoa học Australia, đứng đầu là Tiến sỹ Nicola Bondonno tại Viện nghiên cứu Đổi mới Dinh dưỡng và Sức khỏe của Đại học Edith Cowan, cũng đã tìm hiểu mối liên hệ giữa lượng khoai tây mà một người ăn với tỷ lệ bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ngay đầu giai đoạn nghiên cứu, những người tham gia đã điền vào một bảng khảo sát về tần suất ăn khoai tây gồm 192 câu hỏi. Kế đến, họ ghi lại tần suất ăn một món cụ thể trong 12 tháng qua.

Đồng tác giả nghiên cứu Pratik Pokharel cho biết lượng thức ăn và chất dinh dưỡng sau đó được ước tính bằng cách sử dụng các công thức nấu ăn tiêu chuẩn và phần mềm FoodCalc.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi tách riêng các cách chế biến khoai tây (luộc, chiên giòn hay nghiền) ra, món khoai luộc không liên quan tới nguy cơ cao gây bệnh tiểu đường.

Nhiều khả năng khoai nghiền là nguyên nhân gây nguy cơ này do thường được chế biến với bơ và kem.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người ăn nhiều khoai tây nhất cũng tiêu thụ nhiều bơ, thịt đỏ và nước ngọt, vốn là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Cũng theo nghiên cứu, những người ăn nhiều khoai tây nhất mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 9% so với nhóm ăn ít khoai tây nhất.

Trong khi đó, những người ăn nhiều rau nhất có nguy cơ mắc bệnh này thấp hơn 21% so với nhóm ăn ít rau nhất. Kết quả này được tính toán sau khi đã điều chỉnh các biến số về lối sống và nhân khẩu học.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện có khoảng 90% người trưởng thành không đáp ứng được các khuyến nghị về việc ăn trái cây và rau quả theo hướng dẫn dinh dưỡng cập nhật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Bản hướng dẫn này khuyến nghị hầu hết người trưởng thành nên ăn lượng trái cây và rau tương đương 2 cốc mỗi loại/ngày.

Về phần mình, nhà nghiên cứu Pokharel khuyến nghị mọi người ăn đa dạng các loại thực phẩm.

Ông cho rằng việc thay cơm trắng và mỳ ống bằng khoai tây luộc cũng khá tốt vì khoai tây có chất xơ, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác mà gạo hoặc mì ống không có.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải xem xét chế độ ăn uống cơ bản và phương pháp chế biến thực phẩm để xem "thủ phạm" làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường là gì thay vì đổ lỗi cho một loại thực phẩm nhất định.

Nhóm nghiên cứu của ông Pokharel lưu ý rằng nghiên cứu của họ có những hạn chế nhất định, bao gồm chế độ ăn uống của những người tham gia không được kiểm soát chính xác và các nhà nghiên cứu chỉ xác định chế độ ăn uống của tại một thời điểm.

Nếu phép đo lượng tiêu thụ thực phẩm được tiến hành nhiều lần thì sẽ có thể đưa ra được con số ước tính chính xác hơn cho một chế độ ăn kiêng hoàn chỉnh.

Cập nhật: 06/01/2023 TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video