Ăn nhiều khoai tây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, nhất là với những người béo phì, theo kết luận của các nhà khoa học Trường ĐH Harvard (Mỹ).
Ăn nhiều khoai tây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 (Ảnh: TTO) |
Khoai tây vốn được cho là có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên chúng cũng chứa nhiều glycemic index (GI) - nguyên nhân làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Theo thời gian, sự gia tăng này có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.
Những người lớn tuổi quá cân hay ít vận động có thể đặc biệt bị ảnh hưởng của những thực phẩm cao GI do họ thường có hiện tượng kháng chất insulin cơ bản, một dấu hiện nhận biết của bệnh tiểu đường.
Thomas L. Halton, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết ông và cộng sự đã phát hiện những phụ nữ ăn nhiều khoai tây nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 14% so với những người ăn món này ít nhất trong vòng 20 năm. Đặc biệt những phụ nữ ăn nhiều cá hồi kiểu Pháp nhất - món thường được ăn chung với khoai tây rán - có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đến 21% so với những người ăn món này ít nhất.
Gạo nguyên chất (gạo chưa xát) cũng như rau cải giàu chất xơ, trái cây, các sản phẩm bột mì trắng và rau đậu có ít GI hơn khoai tây, vì vậy ăn những món này thay cho khoai tây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
T.VY (Theo Reuters)