Phát triển cây sơri trên vùng đất nhiễm mặn ven biển

Xác định là một trong bảy loại cây ăn quả đặc sản có lợi thế cạnh tranh của địa phương, tỉnh Tiền Giang đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp nông dân huyện Gò Công Đông - nơi có diện tích vùng chuyên canh sơri lớn nhất tỉnh, ứng dụng khoa học công nghệ thâm canh, phát triển cây sơri theo hướng bền vững trên đất nhiễm mặn ven biển.

Huyện Gò Công Đông được Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) hỗ trợ triển khai đề tài khoa học “Hỗ trợ toàn diện nâng khả năng cạnh tranh cây sơri đặc sản Gò Công giai đoạn 2007-2010” nhằm khảo sát để xác định vùng nguyên liệu, xây dựng và áp dụng tiêu chí GAP trong sản xuất sơri an toàn, quản lý tổng hợp để phòng chống ruồi đục quả, tuyển chọn và nhân nhanh những giống sơri tốt, sạch bệnh phục vụ nhu cầu sản xuất...

Qua tuyển chọn, đánh giá, Viện Cây ăn quả miền Nam đã chọn được 2 cá thể giống sơri ngọt và 3 cá thể giống sơri chua có ưu điểm về khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao và chất lượng trái tốt để nhân rộng ra vùng chuyên canh.


Quả sơri

Đặc biệt, tiếp theo Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây sơri đặc sản do Viện Cây ăn quả miền Nam phối hợp với huyện Gò Công Đông thực hiện đang phát huy tốt hiệu quả, tiếp tục có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư từ khâu nghiên cứu biện pháp canh tác đến thu mua, sơ chế và tiêu thụ xuất khẩu. Đơn cử như Công ty trách nhiệm hữu hạn Nichirei-HPC (Nhật Bản) đã đầu tư khoảng 6 tỷ VND xây dựng Trung tâm nghiên cứu cây sơri tại xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông - vùng chuyên canh sơri trọng điểm tỉnh Tiền Giang, nhằm chuyên giao kỹ thuật thâm canh tiên tiến cho nông dân, góp phần nâng khả năng cạnh tranh của trái sơri, nâng chất lượng nông sản xuất khẩu, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho bà con.

Theo ông Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, trong năm 2013, Công ty Nichirei Suco Việt Nam còn triển khai xây dựng nhà máy chế biến sơri xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Trước mắt, trong nửa cuối năm 2013, doanh nghiệp phấn đấu thu mua 1.000 tấn sơri thương phẩm. Trong năm tiếp theo, khi nhà máy đi vào vận hành giai đoạn 1 doanh nghiệp tiêu thụ từ 3.000 đến 4.000 tấn sơri/năm. Khi nhà máy hoàn thiện và hoạt động ổn định sẽ tiêu thụ khoảng 7.000 tấn sơri/năm, đảm bảo thu mua 100% sản lượng trái cây đặc sản này tại địa phương. Đây thực sự là một tin vui cho nông dân vùng chuyên canh cây sơri đặc sản trên đất nhiễm mặn đầy khó khăn của tỉnh Tiền Giang.

Huyện Gò Công Đông hiện có gần 230ha sơri trồng chuyên canh, tập trung nhiều nhất tại các xã Bình Ân, Bình Nghị, Tân Đông, Kiểng Phước... cho sản lượng mỗi năm từ 4.000 đến 5.000 tấn quả. Ngoài tiêu thụ nội địa, sơri còn được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản - một khách hàng truyền thống của trái sơri Gò Công.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video