Phương pháp mới phát hiện cảm xúc con người

Theo nghiên cứu mới từ Trường Đại học Queen Mary ở London (Anh), một phương pháp tiếp cận trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên tín hiệu không dây có thể giúp bộc lộ cảm xúc con người. Các nhà khoa học hướng đến biện pháp “vô hình” để hiểu cảm xúc.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí PLOS ONE, chứng minh sóng vô tuyến có thể đo nhịp tim và tín hiệu thở. Đồng thời, phương pháp có thể dự đoán cảm xúc của một người ngay cả khi không có bất kỳ dấu hiệu nào khác, như nét mặt.


Nhịp tim và nhịp thở có thể tiết lộ thông về cảm xúc của con người.

Những người tham gia ban đầu được yêu cầu xem một video do các nhà nghiên cứu lựa chọn. Bởi, video có khả năng gợi một trong bốn loại cảm xúc cơ bản: Tức giận, buồn, vui và hài lòng. Trong khi người tham gia xem video, các nhà nghiên cứu phát ra tín hiệu vô tuyến vô hại. Sau đó, họ đo các tín hiệu dội lại.

Bằng cách phân tích những thay đổi đối với những tín hiệu này do chuyển động nhẹ của cơ thể, các nhà nghiên cứu có thể tiết lộ thông tin “ẩn” về nhịp tim và nhịp thở của một người.

Nghiên cứu trước đây đã sử dụng các phương pháp phát hiện cảm xúc không xâm lấn hoặc không dây tương tự. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này, phân tích dữ liệu phụ thuộc vào việc sử dụng các phương pháp cổ điển.

Theo đó, một thuật toán được sử dụng để xác định và phân loại các trạng thái cảm xúc trong dữ liệu. Đối với nghiên cứu này, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật thâm học. Trong đó, một mạng nơ-ron nhân tạo học các tính năng của riêng nó từ dữ liệu thô, phụ thuộc vào thời gian. Kết quả cho thấy, phương pháp này có thể phát hiện cảm xúc chính xác hơn kiểu truyền thống.

Achintha Avin Ihalage - Tiến sĩ tại Trường Đại học Queen Mary, cho biết: “Thâm học cho phép chúng tôi đánh giá dữ liệu tương tự như cách bộ não con người sẽ hoạt động khi xem xét các lớp thông tin khác nhau và tạo kết nối. Hầu hết các tài liệu đã xuất bản sử dụng máy học đo lường cảm xúc trong một cách phụ thuộc vào chủ thể. Phương pháp đó ghi lại tín hiệu từ một cá nhân cụ thể và sử dụng tín hiệu này để dự đoán cảm xúc của họ ở giai đoạn sau”.

Tuy nhiên, phương pháp thâm học đã chứng minh có thể đo lường chính xác cảm xúc theo cách độc lập với chủ thể. Theo truyền thống, phát hiện cảm xúc thường dựa trên việc đánh giá các tín hiệu nhìn thấy được như nét mặt, lời nói, cử chỉ cơ thể hoặc chuyển động mắt.

Tuy nhiên, những phương pháp này có thể không đáng tin cậy vì không nắm bắt hiệu quả cảm xúc bên trong của một cá nhân. Và, các nhà nghiên cứu đang hướng đến những tín hiệu “vô hình” để hiểu cảm xúc.

Cập nhật: 08/02/2021 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video