Nếu như con sông dài nhất thế giới là sông Nile ở châu Phi, thì sông lớn nhất thế giới là sông Amazon - con sông này có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới. Đồng thời, rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới là rừng mưa nhiệt đới Amazon, hầu hết nằm ở Brazil. Cả hai gắn chặt với nhau tạo nên một hệ động-thực vật đa dạng nhất hành tinh.
Rừng nhiệt đới Amazon được mệnh danh là "lá phổi của Trái đất", không khí khá trong lành, nơi đây còn có những khu rừng cổ thụ xanh tốt và những dòng sông uốn lượn, trông rất đẹp và thu hút rất nhiều người đến đây. Nơi đây là nhà của nhiều loài nhất thế giới, với hơn 2,5 triệu loài côn trùng và hơn 10.000 loài các loài thực vật và hàng nghìn loài động vật có vú, chẳng hạn như trăn, vẹt vàng, cá heo nước ngọt...
Nhưng bên dưới những cảnh đẹp và sự đa dạng sinh học này lại ẩn chứa những nguy hiểm rất đáng sợ.
Nguyên nhân gì khiến sông Amazon khủng khiếp đến thế? Và tại sao mọi người không dám bơi trong đó?
Bên cạnh việc Amazon là nơi sinh sống của trăn khổng lồ Anaconda cùng vô số loài động vật ăn thịt khác, thì một trong những lý do đến từ cái tên "Piranha".
Sát thủ trong lòng sông
Sông Amazon khét tiếng có loài "cá Piranha" đáng sợ và ghê rợn, chúng có nhiều răng nanh và có lực cắn điên cuồng, có thể săn mồi thành nhiều đàn. Có nhiều ý kiến cho rằng chúng có thể xơi tái một con bò nặng 450 kg trong 70 giây. Tất cả chỉ còn trơ bộ xương.
Phân tích về sức mạnh khét tiếng của Piranha, Smithsonian Magazine (Mỹ) cho biết những yếu tố biến Piranha trở thành "cơn ác mộng" của nhiều sinh vật dưới lòng sông:
1. Hàm răng sắc nhọn
Cá Piranha được biết đến với hàm răng sắc như dao cạo và vết cắn không ngừng. (Từ piranha được dịch theo nghĩa đen là “cá răng cưa” trong ngôn ngữ Tupí của Brazil). Cá Piranha thật có răng ba lá, với răng cửa to hơn/dài hơn.
Hàm răng sắc nhọn của cá Piranha.
Hình dạng hàm răng của cá Piranha thường được so sánh với hình dạng của mũi cưa và điều này rõ ràng đã được điều chỉnh để thích nghi với chế độ ăn thịt của chúng. Cấu trúc men răng thực tế của loài cá này tương tự như của cá mập.
Không có gì lạ khi cá Piranha bị thay răng trong suốt cuộc đời của chúng. Tuy nhiên, trong khi cá mập thay từng chiến răng riêng lẻ, cá Piranha thay răng và hàm răng nhiều lần trong suốt vòng đời của chúng, kéo dài tới 8 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Một con cá Piranha bị thiếu một nửa hàm dưới của nó không phải là chuyện lạ.
Cá Piranha có nhiều loại và chúng vừa ăn chay vừa ăn thịt. Thức ăn phổ biến của chúng bao gồm côn trùng, cá, động vật giáp xác, giun, xác động vật, hạt và các vật liệu thực vật khác.
Mẫu xương hàm của cá Piranha bụng đỏ (Pygocentrus nattereri). Wikimedia Commons / Sarefo
Trong một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cá Piranha đen (hoặc mắt đỏ) (danh pháp: Serrasalmus rhombeus) - loài lớn nhất trong các loài hiện đại - cắn với lực tối đa là 33 kg (gấp 3 lần trọng lượng cơ thể của chúng).
Sử dụng mô hình hóa thạch răng, họ phát hiện ra rằng tổ tiên đã tuyệt chủng 10 triệu năm tuổi của cá Piranha, là Megapiranha paranensis, có lực cắn ở đầu hàm cao tới mức 484 kg. Để tham khảo, loài Megapiranha paranensis này khi còn sống chỉ nặng 10 kg, tức là lực cắn của Megapiranha paranensis gần gấp 50 lần trọng lượng cơ thể của chúng.
Khoa học lưu ý rằng lực cắn ước tính của khủng long bạo chúa T.rex cao hơn gấp 3 lần so với loài cá Piranha cổ đại này (Megapiranha paranensis) - nhưng "vua của các loài bò sát" tức khủng long T.rex lại nặng hơn rất nhiều.
2. Chiến lược săn mồi đỉnh cao
Không chỉ sở hữu hàm răng đáng sợ, cá Piranha còn sở hữu chiến lược tấn công con mồi rất khôn khéo. Một nghiên cứu năm 1972 trên cá Piranha bụng đỏ cho thấy loài cá này thường xuyên tấn công cá vàng nhất trong môi trường phòng thí nghiệm bắt đầu bằng đuôi hoặc mắt của con mồi.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng một chiến lược tấn công như vậy sẽ khiến đối thủ của cá Piranha bất động hoặc mất phương hướng.
Một cảnh tượng cá sấu Caiman ăn cá Piranha tươi ở Venezuela. (Ảnh: W. Perry Conway / CORBIS).
Ngoài ra, người ta dễ dàng thấy cá Piranha thường di chuyển theo bầy đàn. Chúng làm vậy là vì sự an toàn.
Cá Piranha không phải là kẻ đứng đầu của chuỗi thức ăn tại lòng sông Amazon. Chúng là con mồi của những con cá sấu Caiman, chim, cá heo sông và các loài cá Pescatarian lớn khác. Vì vậy việc đi lại theo bầy trong các bãi cạn có tác dụng bảo vệ đàn cá bên trong khỏi bị tấn công.
3. Nhạy cảm với tiếng ồn và máu
Một nghiên cứu năm 2007 đã liên kết tiếng ồn, tiếng nước bắn tung tóe, tiếng vãi thức ăn, cá hoặc máu xuống sông với 3 trường hợp cá Piranha tấn công con người ở Suriname (quốc gia vùng Nam Mỹ).
Đối với máu, cá Piranha có thể ngửi thấy một giọt máu trong 200 lít nước. Vì vậy, nếu bạn có một vết thương dù là rất nhỏ, thì ngâm mình trong lòng sông Amazon không phải là điều khôn ngoan!
4. Piranha chỉ tấn công khi thấy bị đe dọa
Và mặc dù cá Piranha nổi tiếng về việc tấn công người, nhưng không có nhiều bằng chứng chứng minh điều này. Giống như gấu xám, sói, cá mập và khá nhiều thứ đáng sợ lớn có răng, cá Piranha sẽ để bạn yên nếu bạn để chúng một mình.
Cá Piranha đen và cá Piranha bụng đỏ được coi là những loài nguy hiểm và hung dữ nhất đối với con người. Tuy nhiên, các vận động viên bơi lội kỳ cựu Nam Mỹ thường nổi lên từ vùng nước có nhiều cá Piranha mà không bị mất thịt.
Đối với người bình thường, nguy hiểm xảy ra bạn di chuyển ở nơi mực nước thấp, con mồi khan hiếm (với cá Piranha) hoặc bạn quấy rầy nơi sinh sản của nó dưới đáy sông - Về cơ bản, đây là những tình huống mà cá Piranha cảm thấy thực sự bị đe dọa hoặc khi chúng thực sự đói - do đó chúng sẽ trở nên hung dữ hơn.
Đó là lý do, dân bản địa ít khi lội chân trần dưới mép sông. Đối với họ, săn và ăn cá Piran ha là điều cấm kỵ, nên họ rất ít khi đụng đến loài cá này.
Các nhà khoa học khuyên những người không chuyên không nên đi hoặc bơi dưới lòng sông Amazon, trách việc gây hiểu lầm cho chúng (bị làm phiền hoặc có khả năng gây nguy hiểm) để chúng tấn công con người.