Quan điểm Đông Y về đồ ngọt và những điều bạn chưa biết

Theo quan điểm Đông Y, ẩn sau đồ ngọt còn bao gồm nhiều vấn đề chứ không đơn thuần chỉ là gây béo phì hay tăng lượng đường trong máu. 

Quan điểm Đông Y về đồ ngọt

Theo Chinese food therapy (một nhánh của Thuyết dưỡng sinh Trung quốc đề cập đến phương pháp ăn uống), bản chất của đồ ngọt được đánh giá khác xa với việc chỉ đơn giản xác định là tốt hay xấu. Sau đây là một số điều cần biết về đồ ngọt theo quan điểm của Đông Y:

1. Mỗi hệ tạng phủ tương ứng với một vị và khi gia tăng vị đó một chút sẽ làm tăng cường hệ cơ quan tương ứng nhưng nếu nhiều quá sẽ làm cho cơ quan này quá tải. Trong Đông Y, vị ngọt tác động đến dạ dày, lá lách và hệ tiêu hoá.

2. Sau bữa ăn phản ứng tự nhiên của chúng ta là thèm đồ ngọt vì vị ngọt có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá. Vì vậy, một miếng hoa quả hoặc mẩu sô-cô-la sẽ giúp bạn thư giãn và tiêu hoá thức ăn. Nhưng nếu cố thoả mãn cơn thèm đồ ngọt bằng một miếng bánh gồm pho-mát với sô-cô-la, bơ lạc và lớp kem trên cùng thì hoạt động tiêu hoá sẽ bị quá tải và những dấu hiệu đáng lo ngại bắt đầu xuất hiện.


Đừng giải quyết cơn đói bằng đồ ngọt

3. Khi hệ tiêu hoá của bạn bị quá tải với đồ ngọt thì hậu quả phổ biến nhất được gọi là chứng thấp (dampness). Đó là khi quá trình tiêu hoá bị trì trệ và quá trình chuyển hoá chất lỏng không được thông suốt. Điều này dẫn tới cơ thể quá ẩm và gây ra hiện tượng thủy thũng (sự đọng nước trong cơ thể). Những triệu chứng như viêm âm đạo, nấm bàn chân, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, loét miệng và thậm chí cơ thể thừa mỡ đều được coi là hậu quả của thủy thũng.

4. Nếu cơ thể xuất hiện chứng thấp sau một thời gian thì nó sẽ trở nên nhiệt. Triệu chứng này trong tây y gọi là viêm. Những bệnh như gút, thấp khớp, nhiễm trùng, zona, hội chứng kích thích ruột và xoang trong đa số các trường hợp đều được Đông Y coi là vừa thấp vừa nhiệt.

5. Khi lên cơn thèm đồ ngọt đến mức không kiểm soát được thì đó là dấu hiệu hệ tiêu hoá đang mệt mỏi. Nếu lựa chọn thỏa mãn cơn thèm thì tình trạng sẽ trở nên xấu đi mà thôi.

6. Đồ ăn càng ngọt thì càng khiến cơ thể dễ mắc chứng thấp.

7. Các thức ăn có vị ngọt thực ra khá bổ dưỡng vì nếu ăn và tiêu hoá tốt những thức ăn này sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể, cho máu và bổ sung các dưỡng chất. Tuy nhiên, hãy ăn có chừng mực và chọn đúng loại.


Lựa chọn đồ ngọt phù hợp và ăn có chừng mực

8. Những thực phẩm ngọt nên ăn là các loại được coi là có tính ngọt ấm (có tác dụng tốt). Các thức ăn này có tính ấm và bổ, bao gồm cacbonhydrat phức hợp, protein, gạo, khoai lang và các loại củ (như củ từ, cà rốt …), điều này nghĩa là ngọt nhưng không quá mức.

Các thức ăn có tính ngọt mát (hay còn gọi là ngọt "rỗng", không có nhiều năng lượng tốt cho cơ thể) là những thứ nên tránh hoặc chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Các loại thức ăn này có tính mát hơn và phân giải, gồm đường đơn giản, đường thô, cacbonhydrat tinh, nước quả, mật ong, chất tạo ngọt nhân tạo và hoa quả. Ngoại trừ hoa quả, các thức ăn khác thường không cung cấp ca-lo, không nhiều chất bổ và làm tăng chứng thấp.

9. Khi hệ tiêu hoá đang khó chịu do thèm đồ ngọt hoặc năng lượng cơ thể xuống thấp, hãy lựa chọn đồ ăn có tính ngọt ấm vì chúng sẽ khiến bạn khá lên, thay vì nhồi nhét các loại bánh ngọt mát, bánh quy, kẹo, bánh mì ngọt và các loại thực phẩm tương tự vào bụng.

Những người không nên ăn đồ ngọt

Bánh ngọt là món ăn yêu thích của rất nhiều người, tuy nhiên có một số trường hợp nên hạn chế hoặc kiêng loại bánh hấp dẫn này, bao gồm:

  • Người mắc bệnh lý tiểu đường type 2, mỡ máu, mỡ nội tạng, béo phì, gan nhiễm mỡ...: Những chiếc bánh ngọt nhiều đường có thể góp phần tăng cân và tăng mỡ cơ thể, ngoài ra việc tiêu thụ nhiều đường kéo dài làm tăng đề kháng với insulin, kháng insulin làm cho lượng đường trong máu tăng lên, làm trầm trọng thêm bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ và tiểu đường type 2.
  • Người mắc bệnh tim mạch: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, huyết áp cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Nghiêm trọng hơn, ăn quá nhiều đường còn có thể dẫn đến đột quỵ.


Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. (Ảnh minh họa).

  • Người bị mụn trứng cá: Trong bánh ngọt có chứa nhiều carbs tinh chế và đường bổ sung, chúng có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu insulin, dẫn đến tăng tiết androgen, sản xuất dầu và viêm, tăng sự phát triển và làm trầm trọng thêm tình trạng của mụn trứng cá.
  • Người mắc ung thư: Ăn quá nhiều đường dẫn đến béo phì, tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây kháng insulin... làm giảm tác dụng điều trị ung thư và khiến bệnh nặng hơn.
  • Người bị trầm cảm: Tiêu thụ nhiều đường có liên quan suy giảm nhận thức, các vấn đề về cảm xúc như lo lắng và trầm cảm, gây hại sức khỏe tinh thần, đặc biệt ở những người đang mắc bệnh trầm cảm.
  • Trẻ em: Trẻ em khi tiêu thụ quá nhiều bánh ngọt chứa nhiều đường bổ sung có thể dẫn đến các bệnh lý béo phì, sâu răng...

Do vậy, mỗi người hãy lựa chọn cho mình một chế độ ăn thật thông minh và hãy là chuyên gia ẩm thực của chính mình nhé.

Cập nhật: 29/09/2024 Vân Anh (Tổng hợp)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video