Quầng sáng lạ ở Na Uy có thể là tên lửa

Quầng sáng bí ẩn tại Na Uy có thể được tạo nên bởi một vụ thử tên lửa thất bại của Nga.

AP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho hay quân đội nước này bắn thử tên lửa Bulava từ tàu ngầm Dmitry Donskoi ở Bạch Hải (nằm ở phía tây bắc Nga) vào sáng sớm thứ tư. Bulava là loại tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa rơi giữa chừng bởi một sự cố chưa được xác định.

“Trong giai đoạn thứ nhất và thứ hai tên lửa hoạt động bình thường. Nhưng tới giai đoạn cuối cùng nó rơi vì một trục trặc kỹ thuật”, thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

Quầng sáng bí ẩn trên bầu trời Na Uy vào ngày 9/12. Ảnh: AP.

Vụ thử xảy ra trước khi mặt trời mọc, trùng với thời điểm mà người dân ở miền bắc Na Uy nhìn thấy quầng sáng lạ màu xanh dương trên bầu trời. Người ta cho rằng đó là sao chổi, cực quang, tên lửa hoặc thậm chí đĩa bay ngoài trái đất.

Bộ Quốc phòng Nga không khẳng định quầng sáng tại Na Uy được tạo nên bởi vụ thử tên lửa Bulava, song các chuyên gia quân sự nói đó là một khả năng.

“Thứ ánh sáng này được tạo nên bởi một vụ thử tên lửa thất bại. Ít nhất thì vụ thử đã tạo nên cảnh tượng pháo hoa tuyệt đẹp trên bầu trời Na Uy”, Pavel Felgenhauer, một chuyên gia chuyên nghiên cứu quốc phòng Nga, phát biểu với AP.

Vào sáng thứ tư Viện Khí tượng Na Uy nhận được hàng nghìn cú điện thoại hỏi về sự xuất hiện của một quầng sáng lạ. Jan Petter Jorgensen, một người dân địa phương, quay được cảnh tượng quầng sáng màu xanh dương xoay tít trước khi biến mất trong khoảng hai đến ba phút.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video