Robot Curiosity chụp ảnh tự sướng trên sườn núi sao Hỏa

Robot tự hành của NASA chụp ảnh bản thân trong lúc thăm dò thành hệ đá ở sườn núi Sharp cao 5km để tìm dấu hiệu sự sống.


Quang cảnh sao Hỏa trong bức ảnh tự sướng mới nhất của Curiosity. (Ảnh: NASA).

Robot Curiosity đáp xuống miệng hố Gale rộng 154km trên sao Hỏa vào tháng 8/2012 với mục tiêu cơ bản là tìm hiểu liệu hành tinh đỏ có phù hợp với sự sống hay không. Đầu tháng 3/2021, robot tự hành này tới một thành hệ đá khi di chuyển qua sườn núi Sharp cao 5km nằm ở trung tâm miệng hố Gale. Phương tiện đã leo lên sườn núi từ tháng 9/2014. Thành hệ đá mới mang tên Mont Mercou cao khoảng 6m và có thể nhìn thấy từ góc trái của robot trong bức ảnh tự sướng mới được NASA công bố hôm 30/3.

Sử dụng thiết bị Mastcam, Curiosity chụp 11 bức ảnh của chính nó gần Mont Mercou hôm 16/3, cùng với 60 bức ảnh khác hôm 26/3 bằng máy chụp Mars Hand Lens Imager (MAHLI) trên cánh tay robot. Hai bộ ảnh được kết hợp để tạo ra bức ảnh tự sướng mới nhất.

Bức ảnh mới không chỉ chụp robot và phong cảnh sao Hỏa mà còn hé lộ hố khoan mới, đại diện cho mẫu vật đất đá thứ 30 của Curiosity trên sao Hỏa. Curiosity sử dụng mũi khoan để nghiền mẫu vật đá thành bột, sau đó đưa vào thiết bị thí nghiệm bên trong phương tiện và phân tích để tìm những dấu hiệu sao Hỏa từng phù hợp với sự sống. Nhóm nghiên cứu lựa chọn khu vực này trên hành tinh đỏ bởi các tàu bay quanh sao Hỏa phát hiện nontronite, một khoáng chất sét tìm thấy gần Nontron, Pháp.

Hiện nay, robot tự hành đang leo tiếp lên núi Sharp, chuyển từ khu vực chứa nhiều khoáng chất hình thành trong nước tới khu vực có hợp chất sulfate. Sulfate, giống như thạch cao và muối Epsom, là khoáng chất hình thành khi nước bay hơi. Vì vậy, sự tồn tại của sulfate trên sao Hỏa có thể cung cấp manh mối về lịch sử của nước.

Ngoài bức ảnh tự sướng mới, Curiosity cũng chụp hai ảnh toàn cảnh với tầm nhìn 3D về Mount Mercou. Sử dụng thiết bị Mastcam hôm 4/3, Curiosity chụp 32 ảnh riêng lẻ để tạo nên hình ảnh toàn cảnh của bãi đá nhô cao ở cách đó 40 m. Robot còn chụp ảnh hai bên sườn thành hệ từ khoảng cách tương tự để tạo hiệu ứng lập thể. Nghiên cứu bãi đá từ nhiều góc giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn hình dáng của lớp trầm tích ở Mont Mercou, theo NASA.

Cập nhật: 02/04/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video