Nghiên cứu kết luận ngô biến đổi gene (GM) gây ung thư đối với chuột đã được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm chỉ là một sự kiện khoa học sai lầm.
>>> Phản bác ngô biến đổi gene gây ung thư trên chuột
Đó là tuyên bố cam kết của 6 Viện hàn lâm khoa học Pháp, gồm Viện hàn lâm Nông nghiệp, Y học, Dược, Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Thú Y, được phát biểu hôm 19/10.
Theo các viện khoa học này, kết luận ngô biến đổi gene NK603 gây ung thư ở chuột, không khác gì thuốc diệt cỏ, được nhà khoa học Gilles-Eric Seralini tại Đại học Caen công bố hồi tháng 9/2012 gây chấn động ở Châu Âu, là không đáng tin cậy.
Nghiên cứu ngô biến đổi gene NK603 gây ung thư chuột là sai lầm?
Các nhà khoa học đã cáo buộc Seralini cố tình kết nối các phương tiện truyền thông để khuếch trương phát hiện của mình. Nhưng nghiên cứu của Seralini rất kém chất lượng và đầy khoảng trống, sai lệch. Ngay sau đó, chính phủ đã mở một cuộc điều tra chính thức về nghiên cứu với sự tham gia của 6 Viện hàn lâm khoa học Pháp.
Kết quả cho thấy, nghiên cứu của Seralini thiếu về phương pháp và các giải thích cũng như các dữ liệu đưa ra chưa đủ để bác bỏ lại nghiên cứu trước đó cho rằng ngô NK603 vô hại đối với cả con người và động vật. Nghiên cứu của Seralini bị cáo buộc dùng để thổi phồng danh tiếng và có thể đã phạm tội nghiêm trọng khi reo rắt sợ hãi trong công chúng khi đưa ra kết luận mà chưa hề có cơ sở chắc chắn.
Nghiên cứu đó đã sai lầm khi dựa trên cứ liệu nghiên cứu 100 con chuột chia thành 10 nhóm đực và cái trong khoảng thời gian 2 năm, trong khi tiêu chuẩn nghiên cứu tác động của cây trồng biến đổi gene trên động vật chỉ có 90 ngày. Kết quả phân tích cũng cho thấy không thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm chuột ăn thực phẩm là ngô NK603 và các thực phẩm khác.
Hiện Seralini chưa có phản ứng gì đối với bình luận trên của các Viện hàn lâm.
Tham khảo: Physorg