Rừng nhiệt đới từng biến mất 300 triệu năm trước

Tình trạng ấm lên toàn cầu đã phá sạch những khu rừng nhiệt đới cách đây khoảng 300 triệu năm. Sự kiện trên diễn ra trong Kỷ Carbon, khi châu Âu và Bắc Mỹ vẫn còn nằm trên đường xích đạo và được bao phủ bởi những khu rừng rậm nhiệt đới ẩm thấp.


Rừng nhiệt đới Amazon. (Ảnh Boston.com)

Tuy nhiên, khi khí hậu trái đất nóng lên và khô hạn diễn ra, rừng nhiệt đới bị hủy diệt, điều đó làm bùng nổ quá trình tiến hóa của loài bò sát và tình cờ mở đường cho sự trỗi dậy của loài khủng long sau đó 100 triệu năm, chuyên san Geology dẫn lời các chuyên gia Anh.

Các nhà khoa học của Đại học London và Đại học Bristol cảnh báo rằng phát hiện này là một thông điệp rùng rợn chứng tỏ con người có thể bị quét sạch khỏi trái đất nếu những cánh rừng nhiệt đới như Amazon biến mất.

Để có được kết luận trên, các chuyên gia nghiên cứu dấu vết hóa thạch của loài bò sát trước và sau khi rừng nhiệt đới sụp đổ. Họ phát hiện các loài bò sát trở nên đa dạng hơn và thậm chí còn thay đổi chế độ ăn để có thể tồn tại trong tình trạng khí hậu và môi trường thay đổi chóng mặt.

Theo Thanh niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video