Sản xuất phôi quái thai - Những ý kiến trái ngược

Dự án tạo phôi quái thai người - bò của các nhà khoa học Anh có nguy cơ bị hủy bỏ do sự phản đối của nhiều quan chức trong Chính phủ Anh và của công chúng.

Mới đây các bộ trưởng trong Chính phủ Tony Blair đề xuất bác bỏ dự án ghê gớm trên sau khi nó bị dư luận chỉ trích. Tuy nhiên, cá nhân Thủ tướng Tony Blair lại cho rằng luật mới, nếu ban hành, cần tỏ ra mềm dẻo để ủng hộ các nghiên cứu khoa học vì sức khỏe nhân loại.

Ông nói có những khó khăn trong việc tạo ra phôi với 99% là người và chỉ một phần nhỏ là động vật. “Tôi tin rằng nghiên cứu sẽ giúp cứu sống nhiều người và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính chúng ta”, ông Blair nói.

Việc tạo ra phôi lai giữa người và động vật lần đầu tiên được các nhà khoa học Anh đề xuất để giải quyết tình trạng khan hiếm trứng người, nguồn quan trọng cung cấp tế bào mầm dùng trong nghiên cứu sản xuất các loại thuốc mới, nhất là thuốc cho các bệnh thần kinh như Parkingson, Alzheimer, v.v...

Nhân sự kiện này, một cuộc thăm dò ý dân được tổ chức để tiến hành sửa đổi một đạo luật liên quan đến điều trị sinh sản và nghiên cứu phôi của nước Anh mà nhiều người cho rằng đã lạc hậu. Đạo luật Phôi và Sinh sản người được nước này ban hành năm 1990 và nhiều tiến bộ khoa học đạt được trên lĩnh vực này kể từ đó đến nay.


Sự kết hợp phôi người với phôi bò có vẻ kỳ quái về đạo đức nhưng
lại được xem là logic về khoa học vì lợi ích của chính con người (Ảnh: TP)

PGS.TS Phạm Thị Thùy, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Công nghệ Sinh học Việt Nam, sẵn sàng bỏ một lá phiếu phản đối vì khía cạnh đạo đức. “Nghiên cứu này một lần nữa cho thấy công nghệ sinh học đang đi trực tiếp vào bản chất con người, ảnh hưởng tới tương lai của nhân loại”, PGS.TS Phạm Thị Thùy nói.

“Tuy con người cũng là động vật song nó khác mọi loài thú ở chỗ có văn hóa, có ý thức về quá khứ, tương lai và, nhờ đó, con người tạo dựng nên nền văn minh như chúng ta đang thấy”, PGS.TS Thùy nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Nhà Nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con Người Việt Nam, lại cho rằng: “Vì sự khác biệt sâu sắc về mặt di truyền, còn lâu cái phôi đó mới có thể phát triển thành quái vật. Nếu không có những nghiên cứu táo bạo như thế, khó có thể đạt được những đột phá phục vụ cho chính con người”.

PGS Hà Đình Đức, nguyên giảng viên Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, đề nghị: “Để bảo đảm sự sinh tồn của chính mình, các cường quốc công nghệ cần xây dựng quy chế về đạo đức khoa học, làm cơ sở để xem xét các dự án khoa học dưới góc độ đạo đức”.

Theo Tiền phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video