Sắp ra mắt loại thuốc biến máu người thành độc tố với muỗi

Loại thuốc có nguồn gốc từ Ivermectin có khả năng biến máu người trở thành độc tố với muỗi và giết chết chúng sắp có mặt trên thị trường trong hai năm nữa.

Loại thuốc chống sốt rét mới đang được thử nghiệm trên người sau khi các nhà khoa học Kenya  sử dụng thành công một chất dẫn xuất từ vi khuẩn để tiêu diệt kí sinh trùng gây bệnh.

Viện nghiên cứu y khoa Kenya (Kemri) và các đối tác y tế toàn cầu cho rằng, đây là một bước đột phá trong phòng tránh sốt rét, căn bệnh mỗi năm cướp đi sinh mạng khoảng nửa triệu người trên thế giới.

Phương pháp điều trị mới đầy hứa hẹn này được đưa ra sau các cuộc thử nghiệm thành công Ivermectin, loại thuốc uống không chỉ có khả năng làm cho muỗi tránh xa, mà còn biến máu người thành độc tố đối với loại côn trùng gây bệnh này.


Một đứa trẻ ở Nairobi chơi trong màn chống muỗi. (Ảnh: Stephen Morrison / EPA).

Ivermectin là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh về kí sinh trùng như bệnh mù sông, bệnh chân voi. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng Ivermectin có thể giết chết plasmodium falciparum - một loại kí sinh trùng sốt rét có trong muỗi.

Tiến sĩ Simon Kariuki, người đứng đầu các chương trình nghiên cứu về bệnh sốt rét của Kenya ở Kemri, cho biết: “Sức đề kháng luôn là cái mà ký sinh trùng lúc nào cũng tìm cách để chống lại. Do đó, việc  tìm ra cách điều trị mới là một việc bắt buộc phải thực hiện và nó phải được đưa vào sử dụng sớm”.

Theo Tiến sĩ Kariuki, dẫn xuất của vi khuẩn có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh sốt rét - plasmodium falciparum. "Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào trẻ em và phụ nữ mang thai nhiều hơn vì họ là những đối tượng rất dễ bị các ký sinh trùng này tấn công”, Kariuki nói

Nếu thử nghiệm lâm sàng thành công thì loại thuốc này sẽ xuất hiện trên thị trường trong 2 năm tới.

Theo một nghiên cứu do Trường Y tế công cộng Yale công bố, các cơn sốt rét ở trẻ em có thể giảm tới 20% nếu người dân sống trong vùng rủi ro cao này sử dụng Ivermectin.


Muỗi đang được nuôi tại một cơ sở nghiên cứu ở Nairobi, Kenya. (Ảnh: Stephen Morrison / EPA).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các căn bệnh lan truyền từ muỗi hàng năm làm khoảng 750.000 người chết trên toàn thế giới, trong đó đa số là trẻ em. Trong số này, khoảng 430,000 người tử vong vì những triệu chứng liên quan đến sốt rét. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng đã cảnh báo về việc khủng hoảng khí hậu có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

“Các thử nghiệm về thuốc trong lương lai cho phụ nữ và trẻ em đã được lên kế hoạch một cách rõ ràng và có tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Chúng tôi cần chắc chắn về độ an toàn của Ivermectin và chúng tôi cũng cần có loại thuốc chống sốt rét mới càng sớm càng tốt. Kháng thuốc là việc mà chúng ta không thể phớt lờ được và nó phải được xem là một tình trạng khẩn cấp”, Kariuki nói.

Hiện tại, vắc-xin hiệu quả nhất có tác dụng chống lại bệnh sốt rét là vắc-xin RTS,S. Đây là loại vắc-xin được giới thiệu trong chương trình thí điểm do WHO đề xuất vào năm 2019. Trong các cuộc thử nghiệm, nó được phát hiện là ngăn ngừa khoảng 39% các trường hợp mắc bệnh sốt rét ở trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 7 tháng.

Các nhà khoa học hy vọng rằng loại thuốc mới này sẽ giúp châu Phi, đặc biệt các quốc gia khu vực phía Nam sa mạc Sahara, đẩy lùi bệnh sốt rét vì đây chính là nơi chiếm tới 90% bệnh nhân sốt rét và 92% ca tử vong vì bệnh này trên toàn thế giới.

Cập nhật: 07/10/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video