Siêu núi lửa nằm bên dưới công viên quốc gia Yellowstone ở Wyonming, Mỹ đang cao lên với tỉ lệ kỷ lục kể từ năm 2004, tạo nguy cho một đợt phun trào khủng khiếp.
Núi lửa này sẽ phát nổ với một lực mạnh hơn 1.000 lần so với đợt phun trào của đỉnh St Helens năm 1980. Nó sẽ phun nham thạch vào bầu trời, văng xa tới 1.600km và tạo thành lớp bụi dày tới 3 mét phủ xuống mặt đất. 2/3 nước Mỹ sẽ trở thành nơi không thể sinh sống được vì khí độc lan tràn, hàng ngàn chuyến bay sẽ bị hoãn và buộc hàng triệu người rời nhà đi.
Miệng núi lửa tại công viên quốc gia Yellowstone, Mỹ đã phun trào 3
lần trong 2,1 triệu năm và có thể phun trào lần nữa
Đây là cơn ác mộng mà các nhà khoa học đang dự đoán sẽ xảy ra nếu siêu núi lửa lớn nhất thế giới phun trào lần đầu tiên trong 600.000 năm và có thể là trong tương lai gần.
Miệng núi lửa trong công viên Yellowstone đã phun trào 3 lần trong vòng 2,1 triệu năm và các nhà khoa học theo dõi nói rằng nó có thể phun trào lần nữa. Họ cho rằng, siêu núi lửa dưới công viên Wyoming đã cao lên với một tốc độ kỷ lục kể từ năm 2004. Nền của nó đã cao lên 3 inch mỗi năm chỉ trong vòng 3 năm qua – tỷ lệ cao nhất kể từ khi nó được theo dõi năm 1923.
Ngày 22.7.1980, đỉnh St Helens ở Washington phun trào. Đợt phun trào ở Yellowstone sẽ
mạnh hơn ở St Helens gấp 1.000 lần
Do thiếu dữ liệu, nên các nhà khoa học không thể có dự báo đầy đủ và cũng không thể cho thời gian chính xác khi thảm họa tiếp theo có thể xảy ra.
Khi siêu núi lửa phun, nó sẽ vượt qua ảnh hưởng của núi lửa Eyjafjallajokull của Iceland đã phun trào vào tháng 4 năm ngoái, khiến ngành hàng không thế giới náo loạn.