“Sinh sản vô tính” cho ra tế bào gốc

Các nhà nghiên cứu cho biết các phôi thai chuột tạo ra từ quá trình “sinh sản vô tính” được gọi là sự sinh sản đơn tính cho thấy các tế bào noãn có thể là một nguồn tế bào gốc phôi thai có giá trị. Các nhà nghiên cứu cho biết trong tạp chí Science các tế bào đó có thể hết sức phù hợp với hệ miễn dịch của người nhận, tạo thành một nguồn tiềm năng cho các ca cấy ghép.

Các nhà nghiên cứu nói rằng có ít chướng ngại vật khi phát triển những tế bào gốc này hơn là dùng kỹ thuật sinh sản vô tính, cũng được gọi là kỹ thuật chuyển nhân tế bào thể. Bác sĩ George Daley thuộc Bệnh viện Nhi Đồng và trường Y khoa Havard ở Boston, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Tôi nghĩ đó là một khả năng thực tế hơn nhiều kỹ thuật chuyển nhân.” 

Bác sĩ George Daley (Ảnh: pbs.org)

Nếu cuộc thí nghiệm có thể được mô phỏng ở người, những tế bào như thế có thể cung cấp một cách thay thế để sinh ra những mô thích hợp cho việc cấy ghép hay để nghiên cứu bệnh tật. Ông nói: “Chúng tôi đang rất xông xáo và quyết tâm cho ra đời những tế bào gốc của phôi thai qua sinh sảnh đơn tính ở con người”

Họ đã làm điều đó như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tạo ra hàng tá những dòng tế bào gốc của phôi thai chuột thích hợp về mặt di truyền bằng một phương pháp mới có tên gọi là sự sinh sản đơn tính. Từ này bắt nguồn từ gốc Latin và Hi Lạp có nghĩa là “sự khởi đầu trinh nguyên” và quá trình này diễn ra khi một tế bào noãn bắt đầu phân chia để tạo ra phôi thai mà không dùng tinh trùng để thụ tinh.

Các nhà nghiên cứu tạo ra những tế bào gốc từ những noãn chuột không được thụ tinh, kiểm tra chúng nhằm đảm bảo rằng chúng không bị loại bỏ bởi hệ miễn dịch của loài gặm nhấm này và sau đó tiêm chúng trở lại chuột.

Các tế bào “tùy biến” được cấy ghép thành công và sản sinh ra nhiều loại mô thích ứng, nhưng không phải là tất cả, có lẽ là do không có bất kỳ AND nam nào.

Cuộc nghiên cứu thiết lập nguyên tắc dùng noãn chưa được thụ tinh như là một nguồn tế bào gốc phôi thai “tùy biến” mà được kiểm tra về mặt di truyền học nhằm đảm bảo rằng chúng mang những gien cho phép hệ miễn dịch của người nhận nhận ra chúng, làm chúng thích hợp cho các liệu pháp cấy ghép.

Trước đây, các nhà khoa học đã từng thí nghiệm phương pháp sinh sản đơn tính ở chuột nhưng đây là lần đầu tiên phương pháp này cho ra những tế bào gốc phôi thai hay những cái gọi là các tế bào chủ mà có tiềm năng phát triển thành bất cứ loại tế bào nào khác trong cơ thể.

Các tế bào gốc của phôi thai đã được tập hợp từ các phôi thai chuột được tạo ra mà không cần đến tinh trùng (Ảnh: abc.net.au)

Các tác giả của cuộc nghiên cứu đặc biệt cảm thấy được khích lệ vì các noãn chuột chưa được thụ tinh 70% thời gian cho ra các tế bào gốc phôi thai. Điều này ám chỉ rằng kỹ thuật tạo ra chất liệu di truyền được rất nhiều người cần đến này, là một cách thiết thực và hiệu quả hơn nhiều so với cách thay thế hiện hành, kỹ thuật chuyển nhân.

Bác sĩ Daley cho biết những dòng tế bào này cũng có thể được nghiên cứu để hiểu rõ hơn về sinh vật học cơ bản của bệnh tật. Ông nói: “Chẳng hạn như một phụ nữ với một căn bệnh về di truyền - dạng như giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, tủy xương bị giảm chức năng - chúng ta có thể dùng những tế bào trên như là mô hình trong ống nghiệm về căn bệnh.

Tuy nhiên, bác sĩ Daley cảnh báo rằng có những mối quan tâm về sự an toàn liên quan đến phương pháp này mà yêu cầu noãn phải bị “đánh lừa” về mặt hóa học để “phun ra” phân nửa chất liệu di truyền của nó, để lại một bộ nhiễm sắc thể nữ. Đặc biệt, mô có được bằng cách này có thể mang nguy cơ nào đó về bệnh ung thư hay phát triển không bình thường.

Bác sĩ Daley cho biết: “Chúng tôi sẽ phải chứng minh độ an toàn và độ bền của các tế bào từ các tế bào gốc phôi thai bằng kỹ thuật sinh sản đơn tính trước khi có thể tưởng tượng ra bất cứ tính hữu ích nào trong lâm sàng.”

Noãn người thì sao?

Tuy nhiên, bác sĩ Daley và đội nghiên cứu của ông đã bắt đầu thí nghiệm phương pháp này lên noãn người, dùng những noãn bị loại bỏ của những phụ nữ đang điều trị thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh Viện Phụ nữ và Brigham thuộc Boston.

Cho đến bây giờ, họ vẫn chưa thành công trong việc tách những tế bào gốc phôi thai của người từ những noãn này mà thường có “tuổi thọ” là 25 giờ đồng hồ ngay khi chúng đến được phòng thí nghiệm.

Đội nghiên cứu dự định tìm thêm những phụ nữ tình nguyện cho noãn của họ vì mục đích nghiên cứu trong một năm hay khoảng đó tính từ bây giờ với hy vọng rằng những noãn này sẽ cho kết quả tốt hơn.

Kim Tuyến

Theo News in Science, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video