Vừa qua Randall Stross trên tờ báo New York Times đã cho rằng việc sử dụng rộng rãi máy tính ở nhà trường, đặc biệt chương trình “Mỗi học sinh một laptop” là một sự lãng phí thời gian dành cho mục đích học tập.
Ofer Malamud (Chicago) và Cristian Pop-Eleches (Columbia) đã nghiên cứu kỹ lưỡng một vấn đề có ý nghĩa “Việc sử dụng máy tính tại nhà và sự phát triển nguồn nhân lực”. Năm 2009, họ đã đã đi khắp Rumani để thu thập thông tin tìm hiểu hiệu quả của việc các gia đình có thu nhập thấp được trợ cấp phiếu mua hàng 200 USD để mua sắm máy tính trong chương trình “Mỗi học sinh một máy tính” của nhà nước.
Tại Bắc Carolina - Mỹ, Jacob L. Vigdor và Helen F. Ladd (Đại học Duke) cũng có kết quả điều tra tương tự. Họ đã phân tích trong thời gian từ 2000 đến 2005 sự liên quan giữa việc dùng máy tính và điểm số các môn học và cũng ghi nhận tình trạng kém về môn Toán ở học sinh cấp hai do cha mẹ thiếu chú ý trong việc quản lý con cái để chúng dùng quá nhiều thời gian cho việc vào mạng.
Tại Texas – Mỹ, nhà nước đã bỏ ra 20 triệu USD để cho không 21 trường cấp ba mua laptop cho học sinh mượn về nhà. 21 trường khác được dùng làm đối chứng. Kết luận của Trung tâm nghiên cứu giáo dục Texas là sự chênh lệch về kết quả học tập giữa học sinh của 2 nhóm trường chỉ là ở nhóm 1 họ có các kỹ năng sử dụng máy tính cao hơn, còn về mọi mặt giữa học sinh của 2 trường không có gì khác biệt. Mà kỹ năng máy tính chẳng có gì khác hơn là gửi e-mail, chat, chơi game và những kỹ năng không phục vụ mục đích giáo dục.
Bản báo cáo chỉ ra “không có dẫn chứng nào cho thấy việc sử dụng máy tính nâng cao được chất lượng học tập và “khoảng cách kỹ thuật số” có thể ảnh hưởng đến nhận thức chung giữa các tầng lớp xã họi (giàu, nghèo) như nhiếu nhà xã hội học đưa ra”. Và "máy tính không thể thay thế được các giáo viên giỏi. Chúng sẽ nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, nghĩa là có lợi hơn đối với giáo viên chứ không phải với học sinh".
Ofer Malamud (Chicago) và Cristian Pop-Eleches (Columbia) đã nghiên cứu kỹ lưỡng một vấn đề có ý nghĩa “Việc sử dụng máy tính tại nhà và sự phát triển nguồn nhân lực”. Năm 2009, họ đã đã đi khắp Rumani để thu thập thông tin tìm hiểu hiệu quả của việc các gia đình có thu nhập thấp được trợ cấp phiếu mua hàng 200 USD để mua sắm máy tính trong chương trình “Mỗi học sinh một máy tính” của nhà nước.
Nhiều báo cáo khẳng định kết quả học tập của sinh viên kém đi khi dành thời gian sử dụng máy tính. (Ảnh minh họa).
Tại Bắc Carolina - Mỹ, Jacob L. Vigdor và Helen F. Ladd (Đại học Duke) cũng có kết quả điều tra tương tự. Họ đã phân tích trong thời gian từ 2000 đến 2005 sự liên quan giữa việc dùng máy tính và điểm số các môn học và cũng ghi nhận tình trạng kém về môn Toán ở học sinh cấp hai do cha mẹ thiếu chú ý trong việc quản lý con cái để chúng dùng quá nhiều thời gian cho việc vào mạng.
Tại Texas – Mỹ, nhà nước đã bỏ ra 20 triệu USD để cho không 21 trường cấp ba mua laptop cho học sinh mượn về nhà. 21 trường khác được dùng làm đối chứng. Kết luận của Trung tâm nghiên cứu giáo dục Texas là sự chênh lệch về kết quả học tập giữa học sinh của 2 nhóm trường chỉ là ở nhóm 1 họ có các kỹ năng sử dụng máy tính cao hơn, còn về mọi mặt giữa học sinh của 2 trường không có gì khác biệt. Mà kỹ năng máy tính chẳng có gì khác hơn là gửi e-mail, chat, chơi game và những kỹ năng không phục vụ mục đích giáo dục.
Bản báo cáo chỉ ra “không có dẫn chứng nào cho thấy việc sử dụng máy tính nâng cao được chất lượng học tập và “khoảng cách kỹ thuật số” có thể ảnh hưởng đến nhận thức chung giữa các tầng lớp xã họi (giàu, nghèo) như nhiếu nhà xã hội học đưa ra”. Và "máy tính không thể thay thế được các giáo viên giỏi. Chúng sẽ nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, nghĩa là có lợi hơn đối với giáo viên chứ không phải với học sinh".