Sơ bộ đánh giá tác dụng của Kacimex trong điều trị bệnh nhân phì đại lành tính tiền liệt tuyến tại Viện nghiên cứu và điều trị bệnh hiểm nghèo

ĐẶT VẤN ĐỀ

- Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh thường hay gặp ở người có tuổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động của người cao tuổi.
- Phì đại tuyến tiền liệt do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh thường gặp ở người có tuổi. Theo Iaacs và Coffey 1989, ở Mỹ số người mắc PĐTTL ở tuổi 40 là 25%, tuổi 70 là 80% . Ở Việt Nam, theo Trần Đức Thọ và cộng sự (1990) trong điều tra sức khoẻ người cao tuổi tại xã Chu phan, huyện Mê linh, Hà nội kết quả cho thấy nam giới trên 50 tuổi tỷ lệ mắc bệnh là 59,18%, nhóm tuổi từ 75 - 79 mắc bệnh đến 76,92%.
- Chăm sóc sức khoẻ người có tuổi đang là vấn đề được các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam đặc biệt quan tâm.
- Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xu hướng đang điều trị Phì đại tuyến tiền liệt là điều trị nội khoa để bảo tồn nhưng khi điều trị nội khoa không có kết quả thì điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) cắt bỏ. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị ngoại khoa không thể áp dụng cho tất cả các bệnh nhân còn các thuốc điều trị nội khoa thường gây nhiều tác dụng phụ.
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thuốc KACIMEX, một loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, ít độc, dễ sử dụng an toàn cao để điều trị thăm dò một số trường hợp phì đại tuyến tiền liệt.

Mục tiêu:

  1. Đánh giá sơ bộ tác dụng của KACIMEX trong điều trị bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt.
  2. Khảo sát tác dụng phụ không mong muốn trên lâm sàng.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Tiêu chuẩn
1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân phải có đơn xin tình nguyện điều trị nghiên cứu và phải hợp tác với thày thuốc
- Không mắc các bệnh cấp và mãn tính kèm theo
- Tất cả bệnh nhân chẩn đoán xác định phì đại tuyến tiền liệt và có các tiêu chuẩn sau :
Bệnh nhân có các rối loạn tiểu tiện tính theo thang điểm IPSS ( International Prostaatic Symptoms Score ) > 7
Siêu âm tiền liệt tuyến tăng âm, khối lượng tuyến > 20 g
Thể tích nước tiểu tồn dư < 150 ml. 
1.2.Tiêu chuẩn loại bệnh nhân
- Bệnh nhân không tuân thủ quy định điều trị.
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh các bệnh cấp tính và mạn tính giai đoạn cuối.
- Bệnh nhân nghi Ung thư và các bệnh lý khác liên quan đến tiền liệt tuyến.

Thuốc Kacimex.

2.Thuốc nghiên cứu.
- Kacimex: Viên nang cứng 500mg, đóng vỉ 10 viên..
Thuốc Kacimex đã được kiểm nghiệm độc tính cấp Thuốc gồm nhiều loại Thảo dược khác nhau, do Viện chúng tôi nghiên cứu và sản xuất, dựa trên tính năng dược lý của từng loại Thảo dược.
- Liều điều trị:
Kacimex 500mg, ngày uống 10 viên chia 2 lần x 3 tháng.

3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp mở, so sánh trước sau điều trị.

NGHIÊN CỨU

Các chỉ tiêu quan sát:
- Tình trạng sức khỏe chung: M, HA, Tº...
- Đánh giá mức độ rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS (1991);*
- Thể tích và khối lượng tuyến tiền liệt (siêu âm)**
- Thể tích nước tiểu tồn dư (siêu âm)
- Tác dụng phụ không mong muốn: dị ứng, nổi mẩn, mày đay, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa...

(*) Thang điểm IPSS:

Stt
Triệu chứng về tiểu tiện trong một tháng gần đây
Khoanh tròn điểm tương ứng với câu hỏi
Không có
Có <=1/5 số lần
Có <1/2 số lần
Có = 1/2 số lần
Có >1/2 số lần
Thường xuyên
01
Tiểu chưa hết: ông có thường cảm thấy bàng quang vần còn nước tiểu sau khi đi tiểu không?
0
1
2
3
4
5
02
Tiểu nhiều lần: ông có thường phải đi tiểu lại trong vòng 2 tiếng không?
0
1
2
3
4
5
03
Tiểu ngắt quãng: ông có thường bị ngừng tiểu đột ngột khi đang đi tiểu rồi lại tiểu tiếp được không?
0
1
2
3
4
5
04
Tiểu gấp: ông có thấy khó nhịn tiểu cho tới khi đến khi đi tiểu không?
0
1
2
3
4
5
05
Tiểu yếu: ông có thường thấy tia nước tiểu đi ra yếu không?
0
1
2
3
4
5
06
Tiểu gắng sức: ông có thường phải cố rặn mới bắt đầu tiểu được không?
0
1
2
3
4
5
07
Tiểu đêm: ban đêm ông thường phải tỉnh dậy để đi tiểu mấy lần?
Không đi
1 lần
2 lần
3 lần
4 lần
5 lần
0
1
2
3
4
5
Tổng điểm
 

Tổng số điểm: 0 - 35
Căn cứ vào thang điểm chia thành 3 mức độ rối loạn tiểu tiện Rối loạn nhẹ 0 - 7 điểm
Rối loạn trung bình 8 - 19 điểm
Rối loạn nặng 20 - 35 điểm

(**) Tính thể tích tuyến theo công thức của Ellisoide:
V = H x L x E x 0,523
Hoặc bằng công thức:
V = H x L x E / 2
V: Thể tích tuyến
H: Chiều cao tuyến
L: Chiều rộng tuyến
L: Độ dầy tuyến
Khối lượng tuyến: 1 cm³ tổ chức tuyến gần bằng 1g

Chỉ tiêu đánh giá kết quả:
Kết quả được chia thành 3 loại
- Loại A:
+ Thang điểm IPSS ở mức độ nhẹ
+ Thể tích nước tiểu tồn dư giảm hơn 50% so với trước điều trị
- Loại B:
+ Thang điểm IPSS giảm một mức độ
+ Thể tích nước tiểu tồn dư giảm hơn 20% đến 50% so với trước điều trị
- Loại C:
+ Thang điểm IPSS ít thay đổi
+ Thể tích nước tiểu tồn dư không thay đổi hoặc tăng lên so với trước điều trị

Bệnh nhân được kiểm tra theo dõi kết quả siêu âm Tiền liệt tuyến và lâm sàng trước, trong và sau điều trị ( một tháng một lần trong 3 tháng ). Sau khi ngừng điều trị 3 tháng kiểm tra Tiền liệt tuyến.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Tám bệnh nhân uxơ tiền liệt tuyến.

Bảng 1. Phân loại bệnh nhân theo tuổi

N
Nhóm tuổi
< 60 tuổi
60-70tuổi
>= 70 tuổi
n= 8
2
4
2
Tỷ lệ%
25
50
25

Nhận xét:
Nhóm tuổi 60-70tuổi tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 50%, như nghiên cứu của Viện Lão khoa, nhóm tuổi thường gặp U xơ Tiền liệt tuyến chủ yếu ở người cao tuổi ( Trên 60 tuổi ).

Bảng 2. Phân loại bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.

Thời gian mắc bệnh
1 năm
1-3 năm
>= 3 năm
n= 8
3
4
1
Tỷ lệ %
37,5
50
12,5

Nhận xét:
-Thời gian bệnh nhân phát hiện đến khi bắt đầu điều trị khoảng 1-3 năm chiếm phần lớn 50%.

Bảng 3. Phân loại bệnh nhân theo tiểu sử đã điều trị không đỡ, chưa điều trị

Tiền sử
Chưa điều trị
Đã điều trị
Nội khoa
Ngoại khoa
n= 8
5
3
0
Tỷ lệ %
62,5
37,5
0

Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân chưa điều trị nội khoa lần nào chiếm tỷ lệ cao 62,5% và 37,5% bệnh nhân đã điều trị nội khoa nhưng không đỡ.

2. Phần lâm sàng
Bảng 4. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trước và sau điều trị

 
Triệu chứng lâm sàng
Trước điều trị
Sau điều trị
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Đái nhiều lần trong ngày
Đái nhiều về đêm
 
8
 
100
 
3
 
37,5
 
1
 
12,5
 
0
 
0
 
0
 
0
Đái dắt, tia tiểu nhỏ
8
100
3
0
0
0
0
0
0
0
Đái khó, đái buốt
8
100
0
 
0
 
0
 
0
 
Bí đái
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đái máu
0
0
0
 
0
 
0
0
0
0

Nhận xét:
Qua Bảng 4 cho thấy, trước khi điều trị 100% bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đái nhiều lần trong ngày, đái nhiều về đêm, đái dắt, tia tiểu nhỏ và kèm theo đái khó, đái buốt.
Sau 1 tháng các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt, chỉ còn 42,5 % bệnh nhân còn đái nhiều lần trong ngày và đái nhiều về đêm.
Từ tháng thứ 2 triệu chứng triệu chứng trên thuyên giảm hoàn toàn và ổn định.

Bảng 5.Kết quả trọng lượng cơ thể sau 3 tháng điều trị

N
Số cân nặng tăng
Không tăng
Tăng 0,5 – 1kg
Tăng >= 1kg
n =8
3
1
4
Tỷ lệ %
37,5%
12,5%
50%

Nhận xét:
Sau 3 tháng điều trị, 30% bệnh nhân cân nặng tăng >= 1 kg, như vậy thuốc có tác dụng phục hồi sức khoẻ bệnh nhân, bệnh nhân ăn uống tốt, tăng cân.

Bảng 6.Kết quả siêu âm bệnh nhân trước và sau khi điều trị (Trọng lượng tiền liệt tuyến)

Trọng lượng
TLT(g)
Trước
điều trị
Sau điều trị
1 tháng
2tháng
3 tháng
6 tháng
BN1
34
18,7
17,3
17.3
18
BN2
46,9
36,7
35,33
35,34
36
BN3
21
20
20
19
20
BN4
40
30
30
30
30
BN5
36
36
36
36
36
BN6
46
37
35
35
35
BN7
34
30
30
30
30
BN8
39
37
35
30
30
X ± SD
37,48 ±9,41
29,78 ±7,63
29,82 ±7,32
29,08±7,28
29,37±7,45

Nhận xét:
Trọng lượng tiền liệt tuyến sau thời gian điều trị 1 tháng nhỏ đi so với trước khi điều trị với P < 0,05 và ổn định liên tục những tháng sau, có xu hướng trở về giới hạn sinh lý bình thường.
Như vậy, thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u và làm nhỏ đi thể tích của khối u.

III. Kết luận
Kết quả sơ bộ điều trị 8 bệnh nhân uxơ tiền liệt tuyến cho thấy.
+ Thuốc có tác dụng tốt trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến, các triệu chứng lâm sàng được thuyên giảm từ tháng thứ nhất và ổn định liên tục thời gian điều trị sau.
+ Thuốc có khả năng làm nhỏ khối U xơ, làm kích thước Tiền liệt tuyến trở về mức giới hạn sinh lý bình thường.
+ Thuốc có khả năng phục hồi sức khoẻ, bệnh nhân ăn uống tốt, ngủ được và tăng cân.
Kiến nghị
Cần điều trị số lượng bệnh nhân lớn hơn và nhân rộng về tác dụng của thuốc trên cơ sở khoa học mang tính khách quan.

Viện Radiner
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video