Stress gia đình gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con cái

(khoahoc.tv) - Căng thẳng trong gia đình có thể dẫn tới hệ miễn dịch của trẻ em bị ảnh hưởng, một nhóm nghiên cứu đã chứng minh được điều này. Hệ miễn dịch của chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta khỏi các vi khuẩn và virus. Cơ thể của chúng ta cũng được trang bị để xử lý những căng thẳng hàng ngày – đó là các căng thẳng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Mặt khác, một tình huống khó khăn đầy áp lực và căng thẳng hoặc sự gia tăng căng thẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống miễn dịch. Loại stress kéo dài này có thể tăng lên khi một thành viên gần gũi trong gia đình qua đời hoặc khi những người lớn bị mắc kẹt trong các tình huống khó xử, không thể kiểm soát.

Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Khoa học sức khỏe tại trường Đại học Jönköping và Khoa Khoa học sức khỏe tại trường Đại học Linköping tại Thụy Điển cho thấy, tình trạng căng thẳng trong gia đình cao có thể dẫn tới hệ miễn dịch của trẻ em bị ảnh hưởng. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Journal of Immunology của Mỹ.

Nghiên cứu này đã cho thấy con em của các gia đình có mức căng thẳng cao có nồng độ cortisol cao hơn. Cortisol là một loại horrmone corticosteroid (corticosteroid là một loại hormone loại steroid – tức là loại hợp chất hữu cơ tự nhiên được tổng hợp bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể) được sản sinh bởi bộ phận tên là Zona fasciculata trên vỏ thượng thận (thuộc tuyến thượng thận). Đây là hormone vô cùng quan trọng và thường được xem là “hormone stress”. Điều này cho thấy, những trẻ em này cũng đã bị stress.

Nghiên cứu cũng chỉ ra một sự thật đó là, mức độ stress cao gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch, điều đó không giống như khả năng chịu đựng khi cơ thể tiếp xúc với mức độ căng thẳng cao. Thay vào đó, hệ thống miễn dịch đã phản ứng với các chất trong cơ thể mà đáng ra các chất này phải được ở một mình, mà có thể liên quan đến một phản ứng tự miễn dịch.

Nghiên cứu thực hiện đánh giá các gia đình có trẻ 5 tuổi (lấy từ nghiên cứu có tên ABIS (All Children in Southeast Sweden). Các bậc phụ huynh đã trả lời các câu hỏi liên quan đến tình trạng căng thẳng và các khó khăn tiềm năng có thể gây các tác động tới gia đình, ví dụ như việc ly hôn hoặc thất nghiệp. Các câu trả lời dẫn dắt các nhà nghiên cứu xác định một nhóm trẻ em có thể trải qua mức stress cao hơn trong gia đình của chúng, và một nhóm trẻ em lớn lên với mức độ stress bình thường.

Nhóm nghiên cứu tại trường khoa học sức khỏe tại Jönköping sẽ tiếp tục nghiên cứu xa hơn nữa về nội dung này để tìm hiểu xem mức độ stress cao tới mức nào thì có thể gây ảnh hưởng tới cơ thể. Trong thời gian này, các nhà nghiên cứu sẽ quay lại nghiên cứu nhóm thanh niên trong độ tuổi 18 đến 22.

“Chính những thanh niên này sẽ cho biết về những trải nghiệm tiêu cực trong đời sống hàng ngày của chúng và những trải nghiệm tiêu cực trong thời thơ ấu”, Maria Faresjö, giáo sư tại trường Khoa học sức khỏe, đồng thời là người sẽ dẫn đầu nghiên cứu tiếp theo cho biết.

Phạm Thị Bích Thu (sciencedaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video