Sử dụng mía làm bao bì chống thấm

Các nhà nghiên cứu Úc cho biết, có thể dùng cây mía để chế tạo lớp phủ ngoài cho các loại giấy và bao bì chống thấm và giúp chúng có khả năng tái chế hoàn toàn.

Nhà hoá học hữu cơ Les Edye và các đồng nghiệp tại công ty CRC ở Brisbane (Úc), nói rằng, lớp phủ ngoài này có thể thay thế cho các lớp phủ bằng xà phòng hay chất dẻo đang được sử dụng hiện nay.

Theo Edye, không thể tái chế các loại bao bì có lớp phủ ngoài bằng xà phòng, bởi các lớp phủ ngoài thường dùng này luôn gây khó khăn cho các thiết bị làm giấy.

Vì vậy, Edye và các đồng nghiệp đã phát triển một lớp phủ ngoài mới được làm từ chất lignin của cây mía.

Lignin vốn là một thứ “xi măng” cứng, chống thấm, giúp cho cây cối có cấu tạo vững chắc. Đối với các loại cây bình thường, khi chế biến giấy, người ta tách chất lignin ra, chỉ chừa lại những sợi xenluloza mềm dẻo để làm giấy.

Qui trình này đã làm biến đổi tính chất hoá học của lignin và thay đổi các thuộc tính của nó, khiến người ta không thể sử dụng nó để làm lớp phủ ngoài được.

Edye cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng một qui trình khác hẳn để tách riêng các thành tố của cây mía, sao cho chất lignin vẫn có ích”.

Bằng cách đó, các nhà nghiên cứu này đã sản xuất ra một chất phủ ngoài bằng lignin màu nâu nhạt dùng để phun và đã thí nghiệm trên một số mẫu giấy. Họ nhận thấy lớp phủ ngoài này “có tác dụng tương đương” với các lớp phủ ngoài bằng xà phòng, nhưng lại có những mối lợi rõ ràng.

Đó là: có thể tái chế các bao bì không thấm nước đã qua sử dụng, không như loại bao bì có lớp phủ xà phòng hay chất dẻo.

Ngoài ra còn có mối lợi nữa là: thay thế chất xà phòng vốn được chế tạo từ nguồn nhiên liệu dầu hoả, một nguồn nhiên liệu hiện đang cạn kiệt và gây ô nhiễm, bằng sinh khối, tức là một nguồn nhiên liệu có thể tái chế.

Qui trình trên được coi là qui trình “hoá học xanh” bởi nó không đẻ ra rác thải. Nhưng Edye không thể cho biết thêm chi tiết về qui trình, do nguyên tắc thương mại là phải đảm bảo bí mật.

Hiện nay công ty CRC đang thương lượng với các ngành công nghiệp giấy và bao bì để đưa công nghệ của họ vào ứng dụng.

Theo Nguyễn Nga - Tiền Phong Online (Discovery)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video