Không ai có thể phủ nhận rằng, xương là một trong những chức năng rất quan trọng của cơ thể. Hệ thống xương của chúng ta bao gồm tất cả các xương, gân, dây chằng và sụn trong cơ thể, giúp hỗ trợ các chuyển động cơ thể và tạo ra tế bào máu mới. Nhưng bạn có biết, xương nào trong cơ thể chúng ta yếu hay khỏe nhất không?
Những sự thật về xương mà ít người biết
Những fun fact dưới đây sẽ bật mí cho bạn “tất tần tật” những sự thật mà không phải ai cũng biết về bộ xương chúng ta.
Nếu thiếu xương, mỗi giây bạn mất đi 2.000.000 tế bào máu.
Bộ phận mềm như lưỡi cũng cần có xương.
Nếu không có xương, con người có nguy cơ tuyệt chủng.
Trẻ em có nhiều xương hơn người lớn.
Bàn chân và bàn tay chứa hơn một nửa số xương trong cơ thể.
Xương của con người cứng rắn hơn cả thép.
Xương nhỏ nhất trong cơ thể người là xương bàn đạp.
Xương đùi có thể đỡ được cả ô tô.
Xương mỏng manh nhất cơ thể là xương ngón chân.
Cứ 500 người lại có một người có xương sườn thừa.
Xương dẻo dai giúp cho cơ thể hạn chế được những tổn thương do việc xương yếu có va chạm gây nên như dễ gãy, đau xương....
Mọi xương đều gắn kết với nhau, trừ một cái: Xương hông kết nối với xương đùi, điều đó ai cũng biết. Nhưng không phải mọi xương trong bộ xương người đều kết nối với nhau. Ngoại lệ duy nhất chính là xương móng. Xương móng, có hình chữ U, nằm ở gốc lưỡi và được giữ cố định bởi các cơ và dây chẳng ở gốc hộp sọ và xương hàm ở phía trên. Xương này cho phép con người (và các tổ tiên người Neanderthal của chúng ta) nói chuyện, thở, và nuốt. Xương móng rất hiếm khi bị gãy. Nếu quá trình khám nghiệm tử thi phát hiện ra dấu vết nứt gãy, chỉ có 2 nguyên nhân: nạn nhân bị bóp cổ hoặc treo cổ.
Tủy xương không đơn thuần chỉ để lấp đầy khoảng trống: Những loại xương dài, như xương đùi, bên trong chứa đầy tủy cấu tạo từ các tế bào chất béo, tế bào máu, và tế bào miễn dịch. Ở trẻ em, tủy xương có màu đỏ, phản ánh vai trò của nó trong việc tạo nên các tế bào máu. Ở người trưởng thành, tủy xương có màu vàng và chứa 10% tổng lượng mỡ trong cơ thể. Từ lâu người ta đã nghĩ rằng các tế bào chất béo trong tủy xương chỉ ở đó để lấp đầy khoảng trống mà thôi, nhưng các nhà khoa học ngày nay đã khám phá ra rằng chất béo bên trong xương có các chức năng trao đổi chất và nội tiết quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người.