Sự thật về câu chuyện "ếch luộc"

Theo các thí nghiệm khoa học, câu chuyện cho rằng ếch không nhận ra nguy hiểm và không chạy trốn khi bị đun nóng từ từ là không chính xác.

"Ếch luộc" là một câu chuyện nổi tiếng. Theo đó, nếu đặt một con ếch trực tiếp vào nồi nước đang sôi, nó sẽ lập tức nhảy ra ngoài. Nhưng nếu đặt nó vào nồi nước lạnh và chậm rãi tăng nhiệt, ếch sẽ không để ý và vẫn nằm yên trong nồi cho đến khi bị luộc chín. Câu chuyện này thường được sử dụng để nhắc nhở mọi người khi họ quen dần với một tình huống bất thường và không nhận ra mối nguy hiểm mình đang gặp phải, hoặc được các doanh nhân dùng để minh họa cho chiến lược giới thiệu sự thay đổi một cách từ từ nếu muốn thành công.


Các nhà khoa học từng thực hiện nhiều thí nghiệm luộc ếch. (Ảnh: James Lee/Flickr)

Tuy nhiên, câu chuyện ếch luộc chính xác đến đâu? Vào thế kỷ 19, các nhà khoa học đã cố gắng giải đáp câu hỏi này.

Năm 1869, nhà sinh lý học người Đức Freidrich Leopold Goltz tìm hiểu phản ứng của những con ếch khỏe mạnh và ếch không có não khi bị thả vào nước sôi. Ông cắt bỏ bán cầu não của ếch, chỉ để lại một phần nhỏ còn nguyên vẹn. Những con ếch này sẽ phản ứng khi bị chọc, bơi khi được thả vào nước và tự ngồi thẳng dậy khi bị đặt nằm ngửa.

Khi Goltz tăng nhiệt độ từ từ, ếch khỏe mạnh cố gắng nhảy ra khỏi nước ở mức nhiệt 42 độ C nhưng vẫn bị luộc chín vì thiết lập thí nghiệm không cho phép chúng chạy thoát. Trong khi đó, những con không não vẫn ở trong nước, rất ít cử động cho đến khi nước đạt mức nhiệt 56 độ C. Lúc này, chúng bắt đầu có những chuyển động co giật.

Năm 1872, nhà nghiên cứu Heinzmann thực hiện một thí nghiệm khác. Ông đặt những con ếch trên một bệ nhỏ để chúng ngập một phần và vẫn có thể trốn thoát. Ông nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp, có thể làm nóng dần dần tới 37,5 độ C mà ếch không nhảy đi. Heinzmann không tăng nhiệt độ quá mốc này vì những thí nghiệm trước khiến ông tin rằng đây là mức nhiệt mà ếch trở nên tê liệt trước khi bị đun chết.

Một số nhà nghiên cứu khác cũng thực hiện những thí nghiệm tương tự, nhưng kết quả lại khác nhau tùy theo tốc độ tăng nhiệt của nước. Điều này không đồng nghĩa hội chứng ếch luộc là chính xác. Cách thiết lập thí nghiệm có thể đã ngăn ếch trốn thoát, hoặc nhiệt độ nước có thể tăng quá nhanh khiến ếch không thể thực hiện bất cứ nỗ lực trốn thoát nào hiệu quả.

Các thí nghiệm hiện đại đã cho kết quả chính xác hơn về mặt khoa học. "Câu chuyện hoàn toàn không đúng. "Nhiệt độ tối đa tới hạn" của nhiều loài ếch đã được các nhà nghiên cứu xác định. Trong quá trình này, nước được làm nóng dần dần với tốc độ khoảng 1 độ C mỗi phút. Khi nhiệt độ nước tăng dần, ếch sẽ trở nên ngày càng tích cực hơn trong các nỗ lực thoát khỏi nước nóng. Nếu kích thước và độ mở của thùng chứa cho phép ếch nhảy ra ngoài thì chúng sẽ làm vậy", Victor Hutchinson, giáo sư sinh học tại Đại học Oklahoma, cho biết vào năm 2007.

Cập nhật: 10/01/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video