Suy nghĩ tích cực có thể kéo dài cuộc sống của bạn không?

Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong cuộc sống việc lạc quan về vấn đề lão hóa có lợi cho sức khỏe của bạn giống như việc tập thể dục hoặc ăn uống tốt đầy đủ chất.

Bên cạnh đó, những người có mối quan hệ tốt với bạn bè và gia đình có xu hướng sống lâu. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Brigham Young, Mỹ đã xem xét kết quả từ 148 nghiên cứu có từ năm 1900 nhằm điều tra xem liệu các mối quan hệ bền vững có lợi ích cho sức khỏe hay không.


Những người kết nối xã hội mạnh mẽ có khả năng sống cao hơn 50% so với người bị cô lập và cô đơn. (Ảnh minh họa: NG).

Kết quả cho thấy, những người kết nối xã hội mạnh mẽ có khả năng sống cao hơn 50% so với những người bị cô lập và cô đơn.

Sự hỗ trợ từ những người khác giúp chúng ta thích nghi về mặt cảm xúc với bệnh tật, cái chết của người thân hoặc những thách thức khác trong cuộc sống.

Đồng thời, nó giúp con người làm giảm dòng chảy của các hormone xấu (do căng thẳng gây ra) khiến hệ miễn dịch chúng ta suy yếu và tăng nguy cơ với các bệnh nhiễm trùng chết người, bệnh tim và đột quỵ.

Các mối quan hệ bền chặt cũng khuyến khích chúng ta chăm sóc bản thân tốt hơn và có thể mang lại ý thức về mục đích trong cuộc sống - một yếu tố khác có lợi cho sức khỏe.

Sức mạnh của niềm tin

Becca Levy, Giáo sư Dịch tễ học và Tâm lý học tại Đại học Yale, Mỹ chỉ ra một ảnh hưởng tốt đến tuổi thọ đó là niềm tin của chúng ta về sự lão hóa.

Theo Levy, nếu chúng ta nghĩ về tuổi già như khoảng thời gian để tận hưởng sẽ mang lại sức khỏe tốt khi chúng ta tiến gần hơn đến giai đoạn đó.

Khi vị giáo sư còn là một sinh viên tốt nghiệp đến thăm Nhật Bản. Đất nước đó có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Trong khi các nhà khoa học khác đã gán việc này cho hệ gene và chế độ ăn uống của người dân, cô ấy cho rằng, điều này còn liên quan đến một vấn đề khác.

Sau khi những người lớn tuổi ở Nhật Bản đòi được tôn trọng, thậm chí là sự tôn kính, họ đã không còn bị gạt sang một bên hay bị chế giễu là "geezers" (từ lóng chỉ ông già hay bà già).

"Những gì tôi thực sự nhận thấy là văn hóa tốt có ích cho những người lớn tuổi nhất của xã hội Nhật Bản, trái ngược với một số chủ nghĩa tuổi tác khác mà tôi đã quen thấy ở Hoa Kỳ," Levy nhớ lại.

Levy đã phát hiện ra, những người trưởng thành ở độ tuổi 30 và 40 quan niệm tích cực về tuổi già có sức khỏe tốt trong nhiều thập kỷ sau đó.

Trong một nghiên cứu khác, những người từ 50 tuổi trở lên có quan điểm lạc quan về lão hóa đều mang khả năng thực hiện các công việc hàng ngày tốt hơn nhiều trong 18 năm tới.

Đáng chú ý, một số người đã lấy lại chức năng hoàn toàn sau một chấn thương.

Đồng thời, suy nghĩ tích cực mang lại sự bảo vệ chống lại quá trình suy giảm nhận thức, điều này đúng với cả ở những người trưởng thành bị ảnh hưởng nhận thức về mặt di truyền.

Levy và các đồng nghiệp đã nghiên cứu những người mang gene APOE ε4 - làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (mất trí nhớ).


Suy nghĩ tích cực còn làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. (Ảnh minh họa: RTBF).

Khi bắt đầu dự án, tất cả các đối tượng nghiên cứu đều không mắc chứng mất trí nhớ. Kết quả cho thấy, những người có quan điểm lạc quan về tuổi già có khả năng mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn 47% so với những người mang mầm bệnh AAPOE ε4 có quan niệm nghiệt ngã về lão hóa.

Ngược lại, những người tương đối trẻ, khỏe mạnh, nhận thức tốt, có suy nghĩ tiêu cực về tuổi già, nhiều khả năng phát triển các mảng bám và rối trong não - dấu hiệu của bệnh Alzheimer và cấu trúc não cong (cần thiết cho trí nhớ) co lại nhanh gấp 3 lần.

Tư duy tích cực hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể

Làm thế nào để niềm tin phát huy sức mạnh như vậy?

Levy cho biết, những người có suy nghĩ tích cực về lão hóa có xu hướng tự tin vào năng lực bản thân và làm chủ bản thân tốt hơn, khả năng kiểm soát cuộc sống và điều chỉnh các xung động của họ.

Họ cũng có xu hướng ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và nồng độ hormone cortisol (gây nên một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì,...) thấp hơn.

Theo vị giáo sư này, nếu chúng ta gắn nhãn lão hóa là một căn bệnh, con người đã bỏ qua nhiều lợi ích của nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.

Cập nhật: 26/03/2023 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video