Tai nạn lặn tồi tệ nhất trong lịch sử

Một sai lầm nhỏ khi vận hành thiết bị khiến một nhóm thợ lặn làm việc ở giàn khoan trên Biển Bắc năm 1983 trải qua cái chết vô cùng đau đớn.

Lặn sâu dưới đại dương là một hoạt động rủi ro, ít nhất do nguy cơ mắc bệnh giảm áp. Để tối thiểu hóa nguy cơ, thợ lặn phải bơi lên chậm rãi ở cuối chuyến thám hiểm. Trên giàn khoan dầu, nơi thiết bị cần được kiểm tra và điều chỉnh thường xuyên, điều này có thể làm chậm trễ các hoạt động. Để giải quyết tình trạng đó, thợ lặn đôi khi được đặt trong buồng bão hòa. Đây là buồng thiết kế đặc biệt với giường ngủ, nhu yếu phẩm và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác, được điều áp để có áp suất tương tự khu vực dưới nước mà thợ lặn làm việc.


Hiện trường vụ nổ ở giàn khoan Byford Dolphin. (Ảnh: StarPulse).

Theo Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), khi lặn bão hòa, thợ lặn sẽ ở vùng nước sâu đủ lâu để đưa mọi mô trong cơ thể cân bằng với áp suất của khí nén trong bình. Phần lớn hoạt động lặn giải trí và khoa học đòi hỏi thợ lặn trải qua hàng giờ giảm áp trước khi quay trở lại mặt nước sau mỗi chuyến lặn. Lặn bão hòa giúp tiết kiệm thời gian bằng cách để thợ lặn chịu áp suất lớn trong toàn bộ thời gian. Buồng bão hòa chứa đầy hỗn hợp oxy và heli nhằm ngăn tích tụ nitrogen trong máu, với tác dụng phụ là thợ lặn bên trong buồng bão hòa phải nói lớn tiếng.

Tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành lặn xảy ra ở Biển Bắc năm 1983. Vào ngày 5/11/1983, tại giàn khoan Byford Dolphin ngoài khơi Na Uy, một chuông lặn được kéo lên từ đại dương và gắn vào buồng bão hòa. Buồng bão hòa bao gồm khoang 1 chứa Edwin Coward và Roy Lucas cùng khoang 2 chứa Bjørn Bergersen và Truls Hellevik, những thợ lặn vừa trở về sau ca làm. Chuông lặn được nối với khoang 1, vận hành bởi hai nhà bảo trì William Crammond và Martin Saunders.

Áp suất tại các khu vực này phải luôn giữ ở mức cân bằng, nhằm đảm bảo cho chuông lặn có thể tách ra dễ dàng. Các nhà bảo trì phụ trách việc này phải tuân thủ quy trình 5 bước nghiêm ngặt bao gồm: đóng cửa chuông lặn, tăng áp suất trong chuông lặn để đóng kín cửa, đóng cửa giữa khoang 1 và khoang kết nối, giảm áp khoang kết nối, cuối cùng mở khóa để chuông lặn tách ra.

Tuy nhiên, trong khi cửa các khoang đang đóng, Crammond bất ngờ mở khóa chuông lặn. Toàn bộ khoang nối tiếp xúc đột ngột với môi trường bình thường, dẫn tới chênh lệch áp suất khiến hệ thống phát nổ. Cả 4 thợ lặn đối mặt với vụ nổ vượt quá sức chịu đựng của cơ thể người, khiến họ chết ngay tại chỗ, thi thể không nguyên vẹn. Không khí từ khoang nối cũng đẩy chuông lặn ra ngoài, va thẳng vào hai nhà bảo trì, khiến một người tử vong và người còn lại bị thương nặng.

Áp suất chênh lệch đột ngột khiến máu của 3 trong 4 thợ lặn sôi lên và bốc hơi. Với người thứ 4, áp suất đã khiến thi thể anh nổ tung, nội tạng văng xa hàng chục mét. Khám nghiệm tử thi cho thấy các cơ quan thậm chí vẫn còn nguyên vẹn.

Tai nạn chết chóc này đã dẫn đến sự thành lập của Liên minh Thợ lặn Biển Bắc. Dù báo cáo điều tra vụ việc kết luận tai nạn là do lỗi của con người, nhưng Liên minh vẫn quyết định đệ đơn kiện giàn khoan không có đủ trang thiết bị an toàn. Sau 26 năm đấu tranh, các nhà điều tra xác định giàn khoan khi đó có những thiết bị lỗi dẫn đến vụ tai nạn, giúp Crammond được miễn trách nhiệm. Người thân của các nạn nhân cũng nhận được tiền bồi thường sau mất mát.

Cập nhật: 28/10/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video