Tại sao chúng ta ở trong bóng râm mà da vẫn có thể bị cháy nắng?

Nhiều người quan niệm khi thời tiết nắng nóng thì việc ở trong bóng râm sẽ có thể tránh việc da bị cháy nắng.

Trên thực tế, điều đó không hoàn toàn đúng. Các tia UV từ Mặt trời vẫn có thể được phản xạ bởi mặt đất và tác động vào chúng ta hay khuếch tán vào bầu khí quyển.

Do đó, khi cường độ tia cực tím cao, việc chúng ta đứng dưới bóng cây hoặc sử dụng ô vẫn có thể khiến da bị cháy nắng.

Về lâu dài, việc da bị cháy nắng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ con người mắc bệnh ung thư da.

Để hiểu rõ vấn đề này, trước hết chúng ta cần phải biết tia nắng Mặt trời hoạt động như thế nào.


Mặt đất vẫn có thể phản xạ lại các tia bức xạ Mặt trời ngay cả khi chúng ta tránh nắng dưới bóng râm (Ảnh minh họa: Nguyễn Hải).

Mặt trời cách Trái đất hơn 150 triệu km, nó liên tục phát ra các loại tia khác nhau bao gồm tia hồng ngoại, tia UVA, UVB, UVC, tia X, tia gamma và thậm chí là sóng vô tuyến.

Trong đó, tia UVC, tia X và tia gamma sẽ bị hấp thụ bởi tầng ozone, nó (tầng ozone) nằm cách Trái đất 30km và có tác dụng như một tấm khiến giúp bảo vệ môi trường, khí hậu và sinh vật sống.

Tuy nhiên, những tia bức xạ còn lại vẫn có thể lọt qua lớp bảo vệ này và tiếp xúc với chúng ta.

Sóng vô tuyến chiếu tới hành tinh của chúng ta vô hại nhưng tia hồng ngoại, tia UVA và UVB sẽ gây ảnh hưởng đến da của cơ thể.

Cụ thể, tia hồng ngoại thâm nhập sâu vào da và tạo cho chúng ta cảm giác ấm áp, tia UVA gây ảnh hưởng lớp hạ bì, đẩy nhanh quá trình lão hóa và hình thành các nếp nhăn trên da.

Cuối cùng là tia UVB, chúng đi sâu hơn vào lớp biểu bì khiến làn da rám nắng (một phản ứng tự nhiên giúp bảo vệ da của cơ thể) hoặc cháy nắng.

Mặt đất phản xạ các tia UV

Chúng ta thường tránh ánh nắng Mặt trời bằng cách đứng dưới gốc cây hoặc sử dụng ô.

Phương pháp này có thể tránh được những tia nắng trực tiếp do Mặt trời tạo ra. Nhưng mặt đất, đường giao thông,... sẽ phản xạ một lượng lớn tia cực tím, sau đó khuếch tán vào bầu khí quyển.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số bề mặt có thể phản xạ tia cực tím như cỏ, đất và nước, tất cả phản xạ dưới 10% bức xạ tia cực tím.

Trong khi, con số này đối với cát là 15% và bọt biển là 25%.

Đặc biệt, bề mặt của băng tuyết thể tăng gấp đôi việc con người tiếp xúc với tia cực tím.

Điều này được chứng minh bằng các trường hợp những người trượt tuyết gặp bệnh mù tuyết (tên khoa học: photokeratite), đây là một dạng bỏng võng mạc.

Về nguyên tắc, việc xuất hiện những đám mây lớn trên bầu trời sẽ hạn chế ảnh hưởng của tia cực tím tiếp xúc với chúng ta, nhưng nó (những đám mây) chỉ có thể làm giảm điều này.

Ngoài ra, một số đám mây mịn còn có thể làm tăng cường độ tia cực tím bằng cách phân tán chúng.

Do đó, chúng ta không thể chủ quan và vẫn phải bảo vệ cơ thể như dùng kem chống nắng khi ra ngoài đường, kể cả trong điều kiện thời tiết râm mát.

Hay cửa sổ của các tòa nhà phải được trang bị kính lọc tia UVB, UVA do việc chúng ta tiếp xúc với các tia này thường xuyên có thể gây bệnh ung thư da.

Tại sao chúng ta bị cháy nắng và chúng nguy hiểm như thế nào?

Lưu ý rằng, việc chúng ta bị rám nắng và cháy nắng là hoàn toàn khác nhau. Rám nắng là phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, nó hình thành khi chúng ta tiếp xúc với các tia bức xạ của Mặt trời.

Khi đó, tế bào hắc tố được kích hoạt để chống lại những đột biến DNA này bằng cách giải phóng thêm melanin, chúng tạo thành một lớp bảo vệ DNA dễ bị tổn thương bên trong các tế bào da, khiến da đen sạm đi.

Trong khi, cháy nắng là một loại viêm khi chúng ta tiếp xúc vài giờ và thường xuyên với các tia bức xạ Mặt trời, có thể dẫn đến việc da hình thành những mụn nước.

Sau một vài ngày, cháy nắng mờ dần nhưng nó có thể để lại những dấu vết vô hình không thể xóa nhòa.

Đáng chú ý, khi Mặt trời chiếu vào da chúng ta, các tia bức xạ sẽ tiếp cận các tế bào và có thể làm hỏng da.

Enzyme, với đặc tính xúc tác, chịu trách nhiệm sửa chữa các khu vực da bị tổn thương trên cơ thể, nhưng chúng không bao giờ có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Ngoài ra, cháy nắng càng tái phát, DNA càng bị ảnh hưởng nhiều, các tế bào đọc DNA sẽ được nhân lên tạo ra các tế bào khiếm khuyết, về lâu dài tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ung thư da.

Cập nhật: 29/05/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video